(HBĐT) - Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) tại Việt Nam. Cuộc điều tra được thực hiện từ năm 2015 với các chỉ tiêu thống kê chủ yếu về dân số và phân bố dân số; tuổi thọ và tuổi thọ trung bình; người tàn tật và người không nơi nương tựa; giáo dục - đào tạo; hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình; mức sống dân cư và điều kiện sống cùng một số chỉ tiêu thống kê về điều kiện hạ tầng KT-XH ở xã thuộc vùng dân tộc như điện, đường, nhà văn hóa, y tế...

 

Theo đó, kết quả điều tra thông tin trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tính đến ngày 1/7/2015 như sau: Toàn tỉnh có 1.334 địa bàn vùng dân tộc, với 600.040 người DTTS. Về cơ cấu giới tính tại vùng DTTS, nam giới 302.135 người, nữ giới 297.905 người (tỷ lệ 50,4% và 49,6%). Về cơ cấu thành phần các DTTS: Dân tộc Mường 521.303 người; dân tộc Thái 31.702 người; dân tộc Tày 24.241 người; dân tộc Dao 16.372 người; dân tộc Mông 6.102 người; các DTTS khác 310 người. Về tỷ lệ hộ nghèo, theo thống kê, dân tộc Tày và Mông có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Về quy mô hộ, số hộ có từ 3 - 5 người, chiếm tỷ lệ 71% tổng số hộ trên toàn địa bàn, trong đó, người dân tộc Mông có số người/hộ cao nhất với bình quân 5,1 người/hộ).

Số liệu từ cuộc điều tra là căn cứ quan trọng góp phần xây dựng chính sách, kế hoạch phù hợp, giúp cải thiện đời sống, nâng cao trình độ phát triển KT-XH, giữ gìn trật tự, ổn định xã hội, an ninh, quốc phòng vùng đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Ban Dân tộc tỉnh hiện đang lưu trữ các số liệu thống kê nêu trên.  

       

                               Đỗ Duy Sâm  (Ban Dân tộc tỉnh)

 

Các tin khác


Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi chăm lo đời sống hội viên

Phát huy vai trò của tổ chức Hội, bằng các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bôi luôn đồng hành, chăm lo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên, nhất là hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng văn hóa an toàn giao thông từ mỗi cán bộ, chiến sỹ

Thời gian qua, thực hiện tốt phương châm "xây dựng văn hóa an toàn giao thông (ATGT) là nâng cao ý thức chấp hành ATGT từ mỗi quân nhân”, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang (LLVT) trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) về nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Nhờ vậy từng bước hình thành và xây dựng văn hóa ATGT trong mỗi cơ quan, đơn vị và CBCS.

Giữ vững trận địa tư tưởng

Đó là tinh thần, quan điểm xuyên suốt của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trên mặt trận đấu tranh, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng trong thời gian qua.

Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024

Sáng 16/4, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác quý I; kết quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng của cấp uỷ và UBKT các cấp trong Đảng bộ; triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II/2024.

Huyện Tân Lạc: Đồng bộ các giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính

Nếu năm 2022, huyện Tân Lạc xếp thứ 2 về chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh thì năm 2023, căn cứ kết quả công bố tại Quyết định số 3016/QĐ-UBND, ngày 26/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá kết quả chỉ số CCHC (PAR INDEX) và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của UBND huyện, huyện Tân Lạc đạt 86,26 điểm chỉ số CCHC, xếp thứ 9/10 huyện, thành phố. Hiện nay, huyện đang tập trung các giải pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số CCHC.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục