(HBĐT) - Vào ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế. Đảng và Nhà nước ta đã lấy ngày 27 /2 là ngày Thầy thuốc Việt Nam.

(Ảnh tư liệu) Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh xá Vân Đình (tỉnh Hà Tây cũ), ngày 20/4/1963. ảnh: T.l

 

 Công tác y tế và sức khỏe cho con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hướng tình thương yêu và sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của người dân. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế năm 1955, Người định hướng xây dựng một nền y học nước nhà thích hợp với nhu cầu của nhân dân và dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng. Công tác y tế dự phòng cũng được Hồ Chí Minh quan tâm, Người nói: “Phòng bệnh cũng cần thiết như chữa bệnh”, “phòng bệnh hơn trị bệnh”, “mọi người từ già trẻ, trai gái đã là người dân yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ”. Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Người viết: “Sạch sẽ là một phần của đời sống mới, sạch sẽ thì dân ít ốm, khoẻ mạnh thì làm được việc, làm được việc thì có ăn” (Một số vấn đề xây dựng ngành Y tế phát triển ở Việt Nam. Nxb Y học, H.1998, tr.167).

 Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc CSSK cho nhân dân là nhân tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: “Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng  hăng hái; tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.

 Đối với mỗi người dân, chưa đầy một năm sau ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã khuyên nhủ mọi người rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên, luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước… ” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, t4, tr.212). Cho nên, đối với mọi tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề đều phải giữ gìn và nâng cao sức khỏe.

 

Trong nhà máy, xí nghiệp, vấn đề sức khỏe cho công nhân cũng quan trọng: “Nếu công nhân đủ ăn, đủ mặc thì họ mới đủ sức; đủ sức thì làm được việc. Một con ngựa ăn no mới chạy nhanh. Một cái máy đủ dầu mỡ mới quay đều. Người ta cũng thế”. Với Người, vấn đề vệ sinh, sức khỏe, bất luận là giàu hay nghèo đều phải thực hiện thật tốt. Đối với vấn đề vệ sinh, để bảo vệ sức khỏe chung cho cộng đồng, cũng có những trường hợp phải cưỡng bách người vi phạm phải tuân theo lợi ích sức khỏe chung . Vì thế, những gì liên quan có lợi cho sức khỏe con người, Bác đều biểu dương khen ngợi.

 Hồ Chí Minh cũng đã đánh giá rất cao những thành quả đạt được của ngành y nước nhà “Công tác y tế đã có nhiều thành tích, đã ngăn chặn được nhiều dịch bệnh và bệnh xã hội cũ, sức khỏe của nhân dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được săn sóc chu đáo hơn”. (Sđd, t11, tr.224). Ngày 2/1/1947, Người đã có thư khen ngợi sự tận tâm của các y, bác sĩ, khán hộ cứu thương, trong đó có đoạn: “Tôi được báo cáo rằng: Các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách chu đáo. Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc”.

 “Lương y phải như từ mẫu” - yếu tố cốt lõi của đạo đức ngành y.  

 Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, rất quý trọng người thầy: Thầy giáo và thầy thuốc. Nhân dân ta đặt địa vị người thầy dạy chữ ngang hàng với cha, người thầy thuốc như mẹ, bởi nghề thầy thuốc là nghề chữa bệnh cứu người, là người mẹ thứ hai của những người bệnh. Để ch#m sóc sức khoẻ con người, cần có đội ngũ những người thầy thuốc giỏi về chuyên môn, có lương tâm nghề nghiệp. Sau ngày thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Chính phủ đã đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ y tá, y sĩ, bác sĩ, lương y chữa bệnh bằng thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc và các phương tiện y học tiên tiến, có y đức và y thuật cao.

 Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến vấn đề y đức, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền hết lòng vì bệnh nhân. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế toàn quốc năm 1953, Người viết: “Cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu” (Sđd, t7, tr.88). Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc rễ của con người, của tài năng. Với các thầy thuốc, Bác càng đặc biệt chú ý hơn về đạo đức. Bác dặn: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng” (Sđd, t7, tr.476). Điều này thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, tấm lòng nhân hậu hết mực vì nhân dân, vì con người của Hồ Chí Minh.

 Người thầy thuốc không những cứu chữa cho người bệnh về thể xác mà còn phải động viên, khích lệ và cảm thông về mặt tinh thần. Trong thư gửi Hội nghị Quân y (3/1948), Người viết: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Thầy thuốc như mẹ hiền còn phải được thể hiện ở sự hết lòng với người bệnh, vì mục đích cứu người nên không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, thân sơ, không được cầu lợi, kể công mà c#n cứ vào bệnh nặng, nhẹ, nguy, lành mà sắp xếp việc cứu chữa.

 Hồ Chí Minh không chỉ coi lương y phải như từ mẫu mà còn vạch rõ phương hướng đào tạo đội ngũ thầy thuốc Việt Nam thành những “lương y kiêm từ mẫu”. Đó là “về chuyên môn: Cần luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta”. “Về chính trị: Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: Yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác ...” (Sđd, t7, tr.88). Để thực hiện được những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó, Bác ân cần căn dặn cán bộ ngành Y tế: “Trước hết là phải thật thà đoàn kết… Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành Y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành Y tế, trong việc phục vụ nhân dân” (Sđd, t7, tr.476).

 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác y tế và sức khoẻ là kim chỉ nam giúp Đảng ta xây dựng những quan điểm cơ bản có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại và một ngành Y tế xã hội chủ nghĩa có tính ưu việt trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

 

Trích theo Trang Điện tử BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Các tin khác


Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024): Hội Nhà báo Việt Nam- Dấu ấn hướng về cơ sở

Có thể nói những chuyến công tác "Hướng về cơ sở" đã là dấu ấn đặc biệt cho một năm 2023 đầy sôi động cũng như chặng đường hoạt động vừa qua của Hội nhà báo Việt Nam, là sự cụ thể hóa thành công tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả”, hướng về hội viên, nhà báo.

Khiển trách Đảng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Dân Chủ

Ngày 16/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada

Từ ngày 20/4 đến ngày 28/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn sẽ đi tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Bộ Ngoại giao tổ chức. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; Ban quản lý các KCN tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh; huyện uỷ huyện Lạc Thuỷ và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục