(HBĐT) - Sáng 22/5, Đoàn giám sát của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) do đồng chí Phạm Thanh Bình, Phó Ban Pháp chế làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, cải tạo phạm nhân và thi hành án phạt tù tại Trại tạm giam (Công an tỉnh). Tham gia đoàn có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo UB MTTQ tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Hội luật gia và các cơ quan khối nội chính tỉnh.

 

Toàn cảnh buổi giám sát.

 

Theo báo cáo của Trại tạm giam, tính đến ngày 10/5, Trại quản lý 344 đối tượng bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân. Trong đó số án cao từ 10 năm trở lên có 76 đối tượng, gồm án tử hình 43 người, án chung thân 12 người, 21 trường hợp án từ 10 năm trở lên. Công tác quản lý người bị tam giữ, tạm giam, phạm nhân được thực hiện tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo chế độ, chính sách đối với các đối tượng theo quy định. Trong quản lý giam giữ can phạm nhân không để xảy ra trốn, tự sát, suy kiệt, vi phạm pháp luật và chết không bình thường trong trại tạm giam, đảm bảo các mục tiêu phòng chống phục vụ tốt yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Việc thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế, nghỉ ngơi, lao động, thăm gặp thân nhân… được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Bên cạnh đó, đơn vị cũng nêu lên những khó khăn về biên chế cán bộ, số cán bộ chuyên ngành quá ít, thiếu cán bộ có kinh nghiệm, thiếu quản giáo nữ; thực trạng cơ sở giam giữ xuống cấp, chưa đồng bộ, thiết kế khu giam giữ và người bị kết án tử hình chưa hợp lý, không đảm bảo an toàn cho công tác quản lý, giam giữ can phạm nhân, người bị kết án tử hình bị giam quá lâu chưa thi hành án gây khó khăn trong công tác quản lý giam giữ. Đồng thời đề xuất sớm triển khai dự án tổng thể đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở Trại tạm giam; lắp đặt hàng rào điện tử, máy soi chụp kiểm tra hàng quà tiếp tế, cabin ghi âm cuộc đàm thoại ở nhà thăm nuôi tiếp tế; quy định cụ thể về thời gian Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá, tăng tỷ lệ phần trăm phạm nhân để lại phục vụ công tác tạm giam, tạm giữ.

 

Các đại biểu dự buổi giám sát đã trao đổi làm rõ thêm những vấn đề quan tâm trong công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, cải tạo phạm nhân như việc áp dụng các văn bản hiện hành về chế độ, chính sách đối với người, bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân; cơ sở vật chất trại tạm giam; việc áp dụng những quy định có lợi cho đối tượng; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tố tụng; mối quan hệ phối hợp trong công tác quản lý nhà nước với chính quyền địa phương nơi đặt trụ sở…

 

Phát biểu kết luận, đồng chí Trưởng đoàn ghi nhận, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, kiến nghị, đề xuất của đơn vị tổng hợp để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật, sớm triển khai đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để Trại thực hiện tốt hơn công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, cải tạo phạm nhân.

 

Hà Thu

 

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục