(HBĐT) - Năm 2021, tỉnh sẽ có nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình mở chuyên mục trên các ấn phẩm Báo in và Báo Hòa Bình điện tử, đăng tải nhiều tuyến bài viết về đất và người Hòa Bình, truyền thống lịch sử tỉnh Hòa Bình qua nhiều thời kỳ; nét bản sắc văn hóa và những phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó là những ghi nhận, đánh giá về thành tựu to lớn, những bước phát triển KT-XH của tỉnh hiện nay.

Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ; là vùng đất của sử thi Đẻ đất đẻ nước. Hòa Bình còn là vùng đất âm vang tiếng cồng, chiêng, những lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc Tây Bắc; là quê hương của những làn điệu dân ca, trường ca, truyện thơ mang đậm nét văn hóa dân tộc, giàu chất nhân văn sâu sắc. Những giá trị văn hóa đó đã tạo nên nét đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, hình thành nên cốt cách, phẩm chất của con người Hòa Bình.

Hòa Bình có vị trí quan trọng, ý nghĩa chiến lược ở Bắc Bộ, là cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, lên vùng Tây Bắc; là bản lề giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc, cửa ngõ thông sang Thượng Lào. Tỉnh có diện tích tự nhiên gần 4.600 km², phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp TP Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp các tỉnh: Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Tính đến ngày 1/4/2019, tỉnh có 854.131 nhân khẩu với các dân tộc chủ yếu như: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc khác; trong đó, dân tộc Mường chiếm khoảng 64%.

 Địa hình tỉnh bị chia cắt phức tạp, có độ dốc lớn. Vùng núi cao hiểm trở nằm ở phía Tây Bắc chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với độ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt nước biển và độ dốc 30 - 35°, có nơi trên 40°. Phía Đông Nam là vùng núi thấp, chiếm 54% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình 100 - 200 m, độ dốc 20 - 25°. Tỉnh có nhiều sông, suối và hồ, đầm lớn, trong đó có sông Đà chảy qua địa phận tỉnh dài 151 km. Hồ lớn nhất là hồ sông Đà, diện tích mặt nước hơn 9.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3. Ngoài ra, Hòa Bình còn có trên 300 hồ vừa và nhỏ diện tích mặt nước hàng nghìn ha, phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản. Thiên nhiên đã tạo ra cho tỉnh một số cảnh quan đẹp và kỳ thú như: Núi Cột Cờ (Tân Lạc), hang Can (TP Hòa Bình), hang Trại (Lạc Sơn), hang Đồng Nội (Lạc Thủy), khu du lịch đền Thác Bờ...

 Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22/6/1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh: Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình. Tỉnh Mường có 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ; tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ. Đến tháng 11/1886 chuyển về xã Phương Lâm. Tháng 4/1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do Công sứ Pháp cai trị. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu, Phù Yên Châu, cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn, Yên Lập (tháng 10/1888 cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).

Ngày 5/9/1896, tỉnh lỵ tỉnh Mường chính thức được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm. Từ đó, tỉnh Mường được gọi là tỉnh Hòa Bình, với 4 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà. Huyện Lạc Thủy lúc này thuộc châu Lạc Sơn, đến năm 1908 chuyển về tỉnh Hà Nam. Từ đó, địa giới hành chính cơ bản ổn định. Đến tháng 5/1953, huyện Lạc Thủy cùng một số xã thuộc Nho Quan, Ninh Bình chuyển về tỉnh Hòa Bình.

Từ năm 1950, các châu được đổi thành huyện và các đơn vị hành chính huyện của tỉnh Hòa Bình có sự thay đổi: Ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía Bắc sông Đà và Mai Châu ở phía Nam sông Đà. Ngày 15/10/1957, huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc. Ngày 17/4/1959, huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Ngày 17/8/1964, huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.

Ngày 27/12/1975, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình với tỉnh Hà Tây thành tỉnh  Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, Kỳ họp thứ 9, ngày 12/8/1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó, tỉnh Hòa Bình có diện tích 4.697 km², dân số 670.000 người, gồm 10 đơn vị hành chính: 1 thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.

Tháng 12/2001, huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong. Ngày 27/10/2006, thị xã Hòa Bình trở thành đô thị loại III, với tên gọi là thành phố Hòa Bình.

Từ ngày 14/7/2009, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, đều nằm ở phía Bắc của huyện Lương Sơn được tách ra và sáp nhập vào TP Hà Nội.

Từ ngày 1/1/2020, Theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, toàn bộ diện tích hơn 204 km2 của huyện Kỳ Sơn nhập vào TP Hòa Bình.

Tới thời điểm này, tỉnh Hòa Bình có 10 huyện, thành phố với 151 xã, phường, thị trấn.

(Còn nữa)

P.V (TH)


Các tin khác


Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phát huy những kết quả, truyền thống đoàn kết, tạo khí thế mới để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ (*)

Ngày 26/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã phát biểu bế mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Phong trào thanh niên tình nguyện lan tỏa và thiết thực

Thời gian qua, phong trào thanh niên tình nguyện được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, tham gia. Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cho thanh niên. Bên cạnh đó là cơ hội để đoàn viên, thanh niên giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ năng sống, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng.

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Hải Bình giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiều 25/3, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và trao Quyết định.

Hội nghị lần thứ 30 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ

Ngày 25/3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ tổ chức Hội nghị lần thứ 30, khóa XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 kiểm điểm công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Sáng 25/3, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục