Nỗi đau buồn và thương tiếc in hằn trên khuôn mặt các cựu chiến binh Điện Biên Phủ khi họ xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(HBĐT) - Trưa ngày 12/10/2013, tại Nhà tang lễ Quốc gia – số 5 Lê Thánh Tông (Hà Nội), dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp như kéo dài bất tận. Trong hàng chục ngàn người đang có mặt tại đây, Ban liên lạc truyền thống Chiến sĩ Điện Biên Phủ tỉnh Hòa Bình có sáu bác. Họ từ Hòa Bình xuống đây từ sáng sớm để được vào viếng linh cữu Đại tướng. Niềm tiếc thương vô hạn khắc sâu trong đôi mắt và tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân họ không bị đau mỏi lúc này. Sáu bác đều trên 80 tuổi và bị thấp khớp nặng, thế mà hôm nay, họ đã vượt qua chặng đường 90 km, rồi đi bộ gần 3 km và đứng xếp hàng liên tục ở đây gần bốn tiếng đồng hồ.
Bác Bùi Quang Thản - Trưởng Ban đã từng được gặp Tướng Giáp vài ba lần khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, sau đó, thêm năm lần xuống nhà riêng của Đại tướng ở Hà Nội. Lần cuối cùng là năm 2006. Nhớ lại, bác Thản rưng rưng: “Lần đó, tôi thấy ông cụ gầy mà thương quá…”
Ban liên lạc truyền thống Chiến sĩ Điện Biên Phủ tỉnh Hòa Bình đã có nhiều kỷ niệm sâu sắc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những lần đến thăm hỏi và chúc thọ Đại tướng tại nhà riêng số 30 Hoàng Diệu. Một trong những lần gặp mặt đó, ngày 20/4/2004, Đại tướng đã tặng họ cuốn sách “Điện Biên Phủ” với lời đề tặng thân tình: “Chúc các chiến sĩ Điện Biên Phủ Hòa Bình mọi sự tốt đẹp và mãi mãi tiến lên phía trước”. Cuốn sách được bác Trưởng Ban Bùi Quang Thản giữ gìn cẩn thận suốt 13 năm nay. Đó là kỷ vật vô giá, là tài sản tinh thần lớn lao của những người lính Điện Biên năm xưa, nay đã là những ông cụ tuổi cao, sức yếu.
Nhưng bất chấp tuổi cao, sức yếu, sáu “cụ lính” Điện Biên hôm nay quyết tâm phải vào viếng bằng được linh cữu thiêng liêng của vị Đại tướng mà họ luôn yêu kính. “Dù phải xếp hàng đến 8, 9 giờ tối cũng được” – bác Nguyễn Văn Phước (87 tuổi) nói một cách chắc nịch. Hôm nay, bác dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị lên đường. Khi đi bộ tìm vào khu vực xếp hàng này, các bác bị lạc đường, càng đi càng rối nên tính sơ sơ đã phải cuốc bộ loanh quanh gần 3 km. Đoạn đường đó đủ khiến đôi chân các bác đau nhức ê ẩm, nhưng không thể làm lung lay quyết tâm của họ.
“Đây là lần cuối cùng tôi được gặp Đại tướng. Cảm giác đau buồn và thương tiếc như bị mất một người thân trong gia đình” – bác Phước chia sẻ. Đoạn, tay run run móc trong túi áo ra một phong bì đã dán rất cẩn thận. Đó là bức thư của một người bạn nhờ bác gửi tới chia buồn cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác tự thấy mình may mắn hơn nhiều đồng đội khác khi hôm nay có mặt trong dòng người được vào thăm viếng vị tướng tài năng, đức độ của dân tộc Việt
Cô Nguyễn Thị Na – cựu chiến binh phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình cũng cảm thấy mình cực kỳ may mắn khi hôm nay được vào viếng linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cô kể, cô từng một lần được gặp cụ Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu. Khi đó, cô đã hát cho cụ nghe bài “Quảng Bình quê ta ơi”, được cụ khen hay và gọi lại ngồi gần cụ, vừa trò chuyện vừa nắm tay rất ân cần. Một lần đó thôi nhưng để lại ấn tượng trong cô quá sâu đậm, đến nỗi khi nghe tin cụ mất, cô bàng hoàng như mất một người thân. “Dẫu biết đó là sự ra đi được báo trước nhưng vẫn có cảm giác hụt hẫng, thương tiếc vô cùng…” – cô Na tâm sự. Ký ức về Đại tướng ùa về tràn ngập trong tâm trí cô, rồi thổn thức trong những câu thơ đầy ám ảnh, trong thơ hiện rõ hình ảnh đôi bàn tay của vị tướng đã trở thành huyền thoại Võ Nguyên Giáp:
Bàn tay năm ngón dài mảnh dẻ
Mao mạch hiện rõ
Chì chịt như chiến hào Điện Biên Phủ năm nao
…
Ôi bàn tay diệu kỳ
Một lần được nắm
Để một đời yêu kính mãi khôn nguôi
….
Sự yêu kính của biết bao người dân Việt
Thu Trang
Đúng 7 giờ 30 phút sáng 12-10, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã diễn ra trang nghiêm và xúc động tại hội trường UBND tỉnh Quảng Bình,số 6 Đường Hùng Vương. TP Đồng Hới.
Lúc 7 giờ 30 phút sáng 12-10, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính thức bắt đầu. Đoàn đầu tiên là đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu vào viếng.
(HBĐT) - Ngày 11/10, UBND tỉnh đã tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Dự hội nghị công bố có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Uỷ viên UBKT Tỉnh ủy, Trưởng phòng Nghiệp vụ V, Hoàng Nam An cho biết: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, cán bộ, công chức phòng Nghiệp vụ V đã luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, chủ động khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đã giúp UBKT Tỉnh ủy tham mưu cho cấp ủy tăng cường lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) trong Đảng bộ. Đồng thời, giúp các đồng chí ủy viên UBKT Tỉnh ủy nắm tình hình thực hiện Điều lệ Đảng ở các tổ chức Đảng (TCĐ) và đảng viên; chủ động ngăn ngừa vi phạm đối với TCĐ và đảng viên; xử lý kỷ luật kịp thời, đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục của Đảng không để tồn đọng, kéo dài.
(HBĐT) - Mặc dù có những khó khăn nhất định về đội ngũ cán bộ, nhất là với cán bộ chuyên trách ở cơ sở thường xuyên có sự biến động. Tuy nhiên, UBKT các cấp huyện Cao Phong luôn xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) theo quy định của Điều lệ Đảng. UBKT Huyện uỷ đã tranh thủ sự lãnh đạo của BTV Huyện uỷ, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của UBKT cấp trên. Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan để thực hiện các nội dung KTGS theo quy định. Nhờ đó đến nay, UBKT Huyện uỷ Cao Phong đã cơ bản hoàn thành các cuộc KTGS theo chương trình, kế hoạch đề ra cho năm 2013.
(HBĐT) - Đó là chia sẻ của đồng chí Đinh Công Kỉnh, Chủ nhiệm UBKT Huyên uỷ Tân Lạc khi trao đổi về yêu cầu đối với mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của Đảng. Nguyên là Trưởng Công an huyện, tháng 8/2005 đồng chí được giao nhiệm vụ về công tác tại UBKT Huyện uỷ. Trước môi trường làm việc mới, đồng chí lo lắng, trăn trở làm thế nào thể hoàn thành tốt nhiệm vụ với công việc mang tính nhạy cảm, phức tạp. Song, từ suy nghĩ: Để làm được việc phải xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của KTGS đối với công tác xây dựng Đảng và nhất thiết phải coi trọng việc tự học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ.