Thị trấn Cao Phong có 128 ha mía, hiện đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, góp phần phát huy lợi thế đặc sản địa phương.

Thị trấn Cao Phong có 128 ha mía, hiện đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, góp phần phát huy lợi thế đặc sản địa phương.

(HBĐT) - Những năm gần đây, sản phẩm cam Cao Phong đã tạo niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng, được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh đón nhận. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cây cam đã gắn bó với đồng đất nơi đây, là một trong những loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy KT-XH trên địa bàn phát triển.

 

Ông Nguyễn Hồng Thuỷ, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong cho biết: Trước đây, từ những năm 1964, cây cam đã được trồng trên đất Cao Phong để xuất khẩu đi các nước Đông âu. Từ năm 1995, nhân dân thị trấn tập trung đầu tư phát triển cây cam theo xu hướng hàng hóa với các loại cam truyền thống như Xã Đoài. Dưới tác động của cơ chế thị trường, nhân dân được giao đất, vườn ổn định, nhất là sau khi Huyện uỷ Cao Phong ban hành Nghị quyết số 04 về phát triển cây ăn quả giai đoạn 2006 - 2011 và những năm tiếp theo, nhân dân đã yên tâm đầu tư sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng ổn định, nâng cao năng suất. Nhiều giống cam có giá trị kinh tế được đưa vào thâm canh như cam CS1, cam Canh, V2, quýt ôn Châu, cho thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 3 (âm lịch) năm sau.

 

Thị trấn hiện có diện tích trồng cam trên 550 ha, trong đó có 377 ha cam kinh doanh, hơn 100 ha cam trồng mới với trên 430 hộ dân trồng cam. Điều đáng ghi nhận là nhân dân thị trấn hết sức năng động, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén trong phát triển kinh tế, luôn tìm tòi, sáng tạo trong lao động, sản xuất để mang lại giá trị kinh tế, lợi nhuận cao. Khi nghe thông tin về các loại cây giống ở nơi nào tốt là sẵn sàng tổ chức tìm hiểu, mua giống về trồng thử nghiệm ở đồng đất của mình. Nhiều hộ đầu tư lớn cho đất đai ,việc chăm sóc vườn cam như lắp đặt hệ thống tưới nước lên đến 200 triệu đồng. Nhiều hộ đã tổ chức liên kết sản xuất tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận, nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc cam để mở rộng sản xuất. Được sự quan tâm phối hợp của Trung tâm nghiên cứu phát triển cây có múi (Bộ NN&PTNT), Viện rau quả T.Ư, Công ty TNHHMTV Cao Phong thực hiện khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn; tổ chức các hội nghị tư vấn, chuyển giao KH-CN để các nhà cung cấp giới thiệu sản phẩm, qua đó, bà con cùng trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác cam. Bên cạnh đó, hàng năm thị trấn còn tổ chức các đoàn đi thăm quan, tìm hiểu mô hình trồng cam tại các vùng cam có tiếng như Hà Giang, Vinh... Từ đó góp phần nâng cao sản lượng, giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Bình quân mỗi ha cam kinh doanh cho thu từ 600-700 triệu đồng, cá biệt có những vườn cho thu hoạch 1 tỷ đồng /ha trở lên. Năm  nay, sản lượng cam thị trấn đạt trên 14.000 tấn. Tiêu biểu như hộ gia đình các ông, bà: Tạ Đình Đào - khu 5B, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Thế Bình - khu 4, Bùi Cảnh Hưng - khu 3, Đặng Thị Thu - khu 2, Nguyễn Thế Sơn, Nguyễn Văn Tiến, khu 3... Hiện nay, diện tích đất trồng cam của thị trấn gần như đã phủ kín, nhiều hộ gia đình đã thực hiện liên kết với các xã trong và ngoài địa bàn mở rộng diện tích trồng cam với khoảng trên 100 ha.

 

Bên cạnh cây cam, mía tím cũng là loại cây đặc sản được biết tiếng từ lâu. Toàn thị trấn hiện có 128 ha mía với thu nhập bình quân từ 160 -170 triệu đồng/ha, mang lại nguồn thu nhập cao gấp nhiều lần cây lúa. Hiện, sản phẩm cam Cao Phong đã xây dựng thương hiệu sản phẩm và đang xây dựng chỉ dẫn địa lý. Đối với sản phẩm mía tím đang trong quá trình xây dựng thương hiệu.

 

Ông Nguyễn Hồng Thuỷ cho biết thêm: Từ cây cam, thị trấn xác định đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay, thị trấn không còn hộ đói, hộ nghèo còn không đáng kể (chiếm 0,9%). Định hướng trong thời gian tới, phát huy thế mạnh sẵn có tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04 của Huyện uỷ, tuyên truyền, vận động nhân dân yên tâm ổn định sản xuất để đầu tư chiều sâu nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; chủ động phá bỏ các vườn tạp, manh mún, năng suất thấp, thay thế các giống cam đảm bảo có sản phẩm thu hoạch rải vụ kéo dài; tạo điều kiện tốt nhất cho người dân mở rộng quy mô trang trại, tiếp cận với các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất; quan tâm tập trung xây dựng chỉ dẫn địa lý quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP, giải pháp bao tiêu sản phẩm tạo thuận lợi đầu ra cho người trồng cam.

 

 

 

                                                                             Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác phi chính phủ nước ngoài

Chiều 12/4, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác PCPNN năm 2024. Đồng chí Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung tâm. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tỉnh Hòa Bình quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đại diện cho lãnh đạo địa phương phát biểu hưởng ứng phong trào. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đọc Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn Lời kêu gọi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát động phong trào thi đua.

Phấn đấu xóa hết nhà tạm, dột nát trong tỉnh

Nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tỉnh Hòa Bình đề ra mục tiêu phấn đấu, quyết tâm xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ gia đình người có công có nhu cầu cải thiện nhà ở. Qua đó, tỉnh đã rà soát, lên phương án, huy động nguồn lực sửa nhà, làm nhà kiên cố, giúp các hộ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục