Cán bộ, công chức xã Tử Nê (Tân Lạc) luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ, phục vụ nhân dân. Ảnh: V.L

Cán bộ, công chức xã Tử Nê (Tân Lạc) luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ, phục vụ nhân dân. Ảnh: V.L

(HBĐT) - Có nền tảng cơ bản là đã thực hiện tốt chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) và nhân viên hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị, huyện Tân Lạc đã được chọn là một trong những địa phương thực hiện mô hình điểm để triển khai Đề án xác định vị trí việc làm. Có lộ trình cụ thể, sự quan tâm của ngành Nội vụ tỉnh và sự vào cuộc chủ động, tích cực của địa phương, tuy nhiên cho đến thời điểm này, con đường đi vẫn chưa thực sự thông thoáng.

 

Đánh giá về số lượng, chất lượng CB, CC, VC của huyện thời điểm hiện tại, đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc khái quát: Đội ngũ CB, CC, VC của huyện ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hiện toàn huyện còn 139 CC, VC chưa được đào tạo về chuyên môn (chiếm gần 6%), chủ yếu là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Việc xây dựng quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý còn chưa kịp thời đã ảnh hưởng đến xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, từ đó nảy sinh tình trạng thiếu nguồn để tuyển dụng đảm bảo đúng người, đúng việc. Ngay trong biên chế cán bộ chuyên trách cấp xã, định biên y tế cơ sở của huyện trong năm 2014 (tính đến tháng 7) mới đạt 97,65%, còn thiếu 16 biên chế. Huyện chỉ rõ nguyên nhân là một số cán bộ nghỉ hưu và không có nguồn để tuyển dụng. Nếu chỉ nghe qua, hẳn nhiều người sẽ cho rằng, nguyên nhân không có nguồn để tuyển dụng là không có cơ sở, hiện tại ngay trong địa bàn huyện Tân Lạc cũng còn nhiều con em tốt nghiệp đại học, cao đẳng 2-3 năm nhưng chưa tìm được việc làm. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách trực diện vấn đề mới thấy: tuyển dụng và xếp sắp công việc làm sao cho đảm bảo  chuyên môn, nghiệp vụ với vị trí công tác không phải là chuyện dễ.

 

Đến xã Nam Sơn, một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện, chúng tôi đã thấy rõ được nguyên nhân gốc, rễ sự thiếu và yếu trong đội ngũ CB, CC cấp xã. Hiện, Nam Sơn có 21 biên chế là CC, VC, trong đó có 10 cán bộ chuyên trách và 11 công chức. Về cán bộ chuyên trách, 7/10 người có trình độ chuyên môn, trung cấp (chủ yếu là trung cấp nông, lâm nghiệp và trung cấp hành chính).  Trong số 11 công chức, 1 người có trình độ chuyên môn đại học sư phạm (chuyên ngành tiếng Anh) được bố trí công việc làm công chức LĐ -TB&XH, 1 người có trình độ CĐ chuyên ngành du lịch làm công chức văn hóa - xã hội, còn lại là trung cấp và sơ cấp. Nhìn vào đội ngũ CB, CC của xã Nam Sơn đại diện lãnh đạo huyện Tân Lạc cho rằng,  đội ngũ CB, CC của xã vừa thiếu, vừa yếu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến nhân dân. Khi được hỏi về lực lượng tạo nguồn cán bộ xã, đồng chí Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hiện tại, xã có 6 con em đang theo học tại các trường đại học nhưng đến nay xã chưa thực hiện được chế độ khuyến khích CB, CC học tập nâng cao trình độ và thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc tại xã, vì vậy không dám chắc trong số 6 con em này có ai sau khi tốt nghiệp sẽ quay trở về làm việc tại xã.

 

Để góp phần khắc phục tình trạng này, ngay từ năm 2009, UBND huyện Tân Lạc đã triển khai Đề án hợp đồng lao động có trình độ  đại học về làm việc tại xã, thị trấn giai đoạn 2009 - 2015 và đã tuyển dụng được 10 lao động về làm việc tại các xã: Đông Lai, Mỹ Hòa, Quy Mỹ, Địch Giáo, Phong Phú, Tử Nê, Ngọc Mỹ, Do Nhân, Thanh Hối và thị trấn Mường Khến nhưng do nguồn kinh phí không đảm bảo, mức hỗ trợ còn thấp  không đáp ứng được yêu cầu thực tế nên đề án đã dừng lại nửa chừng. Từ kết quả đã đạt được và những thiếu sót, bất cập  trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn hóa đội ngũ CB, CC, VC đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới, huyện Tân Lạc đã và đang tiếp tục đúc rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện thành công đề án sắp xếp hợp lý CB, CC, VC phù hợp với vị trí việc làm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng công vụ trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

           

 

 

                                                                                Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục