Hội nghị Nữ nghị sĩ của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 28-3 tại Hà Nội.

 

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Saber Chowdhury và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong đã tham dự phiên khai mạc của hội nghị.

Đây là hội nghị Nữ nghị sĩ lần thứ 21, là diễn đàn để các nghị sĩ có thể đóng góp chung cho chương trình nghị sự chung của Đại hội đồng IPU từ góc độ nữ giới, đồng thời thảo luận những vấn đề nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, trải qua ba thập kỷ, trên nhiều phương diện, cơ chế Hội nghị nữ nghị sĩ đã và đang phát triển đồng hành cùng với IPU. Số lượng các nữ nghị sĩ tham gia với tư cách đại biểu tại các kỳ họp của IPU tăng lên đáng kể và các nữ nghị sĩ đã tham gia tích cực hơn ở các vị trị cấp cao của IPU, hình thành nên mạng lưới và các mối quan hệ rộng khắp với nữ nghị sĩ của các nghị viện thành viên. Ngày càng có nhiều và thường xuyên hơn các vấn đề liên quan tới phụ nữ được đưa vào chương trình nghị sự của IPU. Các hoạt động trong khuôn khổ cơ chế này đã thúc đẩy mạnh mẽ bình đẳng giới và quan hệ đối tác giữa các nam và nữ nghị sĩ trong IPU.

Quốc hội Việt Nam đánh giá cao việc lựa chọn chủ đề thảo luận về 20 năm thực hiện Tuyên bố chung và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh. Các cam kết về bình đẳng, hòa bình và phát triển với 12 mục tiêu chiến lược nhằm tăng cường quyền năng và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ trên toàn cầu, Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh đã phản ánh khá đầy đủ các mối quan tâm của phụ nữ và những cam kết đối với phụ nữ của nghị viện các quốc gia.

Hội nghị này sẽ là cơ hội để đánh giá 20 năm thực hiện các cam kết, vai trò của nghị viện trong việc thực hiện hóa các cam kết, thể chế hóa trong pháp luật quốc gia, tạo cơ chế giám sát hiệu quả và phân bổ nguồn lực để thực hiện. Việc thảo luận này càng có ý nghĩa hơn khi gắn với chủ đề chung của Đại hội đồng đó là “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” để đề xuất các kiến nghị, cũng như xây dựng các mục tiêu trong tương lai.

Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia trong Quốc hội Việt Nam tại bốn nhiệm kỳ gần đây đều đạt khoảng 25%. Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp bình đẳng giới của Việt Nam cũng như mục tiêu bình đẳng giới của IPU. Dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng song chặng đường phía trước vẫn có nhiều thách thức.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hy vọng, trong thời gian diễn ra hội nghị, các đại biểu sẽ đưa ra các đề xuất, sáng kiến nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy bình đẳng giới ở mỗi quốc gia nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung.

Tại Hội nghị nữ nghị sĩ IPU - 132, các đại biểu đã bầu một đại diện dự bị khu vực cho nhóm châu Á - Thái Bình Dương (cuối tháng 3-2018), một thành viên thay thế cho nhóm châu Phi (cuối tháng 3-2018) và một thành viên dự bị cho nhóm Ả-Rập (cuối tháng 3-2106) vào các vị trí còn thiếu.

Các nữ nghị sĩ đã thảo luận các chủ đề trong chương trình nghị sự dưới đây của IPU - 132. Đó là Chiến tranh mạng: Một vấn đề nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới (Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế), Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về nước (Ủy ban Thường trực về Phát triển bền vững, Tài chính và Thương mại)

Hội nghị Nữ Nghị sĩ lần thứ 22 sẽ diễn ra vào Đại hội đồng IPU-133 tại Colombia.

 

 

                                                                        Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Khơi dậy sức mạnh đoàn kết tham gia xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lễ phát động phong trào thi đua "Xoá nhà tạm, nhà dột nát” phạm vi toàn quốc tại Hoà Bình diễn ra trong không khí sôi nổi và tạo hiệu ứng lan toả. Được kết nối trực tuyến từ tỉnh Hòa Bình đến cầu 62 tỉnh, thành phố, đông đảo các tầng lớp nhân dân cả nước hướng về sự kiện chính trị, xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc này.

Giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác phi chính phủ nước ngoài

Chiều 12/4, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác PCPNN năm 2024. Đồng chí Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung tâm. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tỉnh Hòa Bình quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đại diện cho lãnh đạo địa phương phát biểu hưởng ứng phong trào. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đọc Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn Lời kêu gọi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát động phong trào thi đua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục