Cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Kỳ Sơn đến thăm gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự, xóm Múc, xã Hợp Thành.

Cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Kỳ Sơn đến thăm gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự, xóm Múc, xã Hợp Thành.

(HBĐT) - Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Kỳ Sơn, chúng tôi có dịp đến thăm mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự ở xóm Múc, xã Hợp Thành. Mẹ Sự đã 98 tuổi, nhưng hàng ngày vẫn đỡ đần con cháu việc nhà và bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người.

 

Bác Nguyễn Thành Chung, con trai thứ 5 của mẹ cho biết: Sáng nào cũng vậy, mẹ dậy từ sớm giúp con cháu quét dọn nhà cửa. Mẹ tâm sự: Mẹ có 7 người con. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với khí thế hừng hực quyết tâm ra trận, người con trai thứ 3 Nguyễn Văn Diệu, sinh năm 1945, nhập ngũ năm 1966, hy sinh năm 1968 ở chiến trường miền Nam. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì năm 1971, người con thứ 4 là Nguyễn Hùng Chước, sinh năm 1953 lại xung phong tòng quân, 1 năm sau thì có giấy báo tử hy sinh tại chiến trường Buôn Ma Thuột. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, mẹ như không còn trụ vững. Nhưng được Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể ở xã, bà con hàng xóm thường xuyên qua lại động viên, mẹ dần vượt qua đau thương, mất mát. Mẹ Sự cho rằng đến giờ mẹ chưa một lần cảm thấy ân hận vì sự hy sinh, cống hiến đó. Bởi nỗi đau, sự mất mát của mẹ được đổi lại bằng hòa bình, độc lập cho dân tộc thì nỗi đau đó đã biến thành niềm tự hào. Và vinh dự, xúc động hơn khi mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu vinh dự Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 

Chị Đinh Thị Thiết, cán bộ làm công tác người có công huyện Kỳ Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 3 mẹ Việt Nam anh hùng, đó là mẹ Nguyễn Thị Sự và mẹ Nguyễn Thị Bì, xóm Đan Phượng, xã Mông Hóa, mẹ Đồng Thị Lai, xóm Trung Thành, xã Hợp Thịnh. Suốt mấy chục năm qua, dù chưa được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhưng trong tâm thức của người dân trong vùng các mẹ đã là những anh hùng bởi đức tính nhân hậu, bao dung, sự hy sinh và kiên trung. Những phong trào, hoạt động đền ơn - đáp nghĩa với gia đình người có công, đặc biệt là các bà mẹ có chồng, con hy sinh trong kháng chiến luôn được quan tâm và có sự chung tay của cả cộng đồng xã hội. Khi các mẹ nhận được danh hiệu vinh dự của Nhà nước, ngoài được hưởng các chế độ, chính sách, 3 mẹ đã được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng. Cùng với đó, vào các ngày lễ, Tết, các mẹ còn  được các đoàn của tỉnh, của huyện đến thăm hỏi, tặng quà động viên kịp thời.

 

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhiều người mẹ đã tích cực đóng góp cho kháng chiến. Nhiều mẹ đã hiến dâng những người con thân yêu của mình cho độc lập, tự do của dân tộc. Vẫn biết rằng nỗi đau, sự mất mát của những người mẹ có con hy sinh trong kháng chiến là không gì bù đắp nổi. Tuy nhiên, với các mẹ, những danh hiệu hay các chế độ trợ cấp kịp thời, sự thăm hỏi, động viên của chính quyền địa phương là điều thật ý nghĩa. Việc phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng thể hiện được ý Đảng, lòng dân, sự ghi nhận của Tổ quốc đối với sự hy sinh vô bờ bến của các mẹ. Hiện nay, tỉnh ta có 13 bà mẹ mới được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Cùng với thực hiện nghiêm chế độ quy định của Nhà nước, việc phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân các địa phương đặc biệt quan tâm. Bằng nhiều hình thức quan tâm, động viên thăm hỏi, chăm lo sức khỏe, từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm sóc mẹ khi ốm  đau như người thân, mong làm ấm lòng mẹ lúc tuổi cao sức yếu. Những tình cảm chân thành xuất phát từ sự biết ơn sâu sắc đó đã góp phần xoa dịu nỗi đau thương, mất mát giúp các mẹ sống vui, sống khỏe hơn để chứng kiến quê hương, đất nước ngày thêm đổi mới và phát triển.

 

                                                                             

 

                                                                           Hương Lan

 

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục