(HBĐT) - Những năm gần đây, nông dân huyện Tân Lạc đã có nhiều đổi mới trong suy nghĩ, cách làm để phát triển SX -KD, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, nguồn thu nhập của họ vẫn bấp bênh vì thiên tai, dịch bệnh và vì đầu ra của sản phẩm nông sản không bền vững. Xác định rõ điều này, Hội Nông dân huyện đã nỗ lực tìm phương cách hỗ trợ hội viên.

 

Anh Bùi Thế Dân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Lạc  cho biết:  Năm nay, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 đã gây thiệt hại  khá lớn cho nông dân. Nhiều diện tích mạ bị chết dẫn đến chậm thời vụ, hoa màu và một số cây vụ đông khác cũng bị ảnh hưởng lớn. Công tác chống rét cho đàn gia súc gặp nhiều khó khăn. Tổng số trâu, bò chết do rét đậm, rét hại lên tới 137 con, chủ yếu ở các xã: Gia Mô, Ngòi Hoa, Phú Cường, Tử Nê, Quy Hậu, Lỗ Sơn, Lũng Vân, Ngọc Mỹ, Do Nhân và Phú Vinh. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nông sản bấp bênh, sức mua của thị trường hạn chế, giá bán thấp hơn so với những năm trước và bị tư thương ép giá. Đặc biệt là cây mía tím ở các xã: Phú Vinh, Mỹ Hoà, Phong Phú, Trung Hoà tiêu thụ chậm mặc dù đã hạ giá tới mức thấp nhất, ngay cả gà thương phẩm cũng chấp chới tìm đầu ra.

 

Dự báo trước tình hình,  trong những ngày cuối năm 2015, Hội Nông dân huyện đã cử cán bộ bám sát cơ sở, vận động hội viên chủ động điều tiết, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả để đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt; tăng cường sản xuất, chăm sóc cây trồng vụ đông, phòng - chống rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; phát động chiến dịch làm thủy lợi, chuẩn bị các phương án chống hạn vụ chiêm xuân 2015 - 2016. Một mặt  chỉ đạo Hội Nông dân cấp cơ sở tìm cách tháo gỡ khó khăn cho SX - KD, tập trung vốn, thị trường, tăng cường thông tin quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa. Hướng dẫn các cơ sở Hội vận động nông dân thành lập các tổ, nhóm phát triển kinh tế. Hội Nông dân huyện tham gia cùng đoàn công tác của tỉnh khảo sát tình hình tiêu thụ mía tím. Qua đó chỉ đạo Hội Nông dân các xã rà soát diện tích trồng và thực trạng tiêu thụ mía để có phương án phối hợp các ban, ngành, tạo điều kiện hỗ trợ nông dân tiêu thụ mía, giải phóng đất để gieo trồng kịp thời vụ.

 

Xác định rõ việc trang bị kiến thức trồng trọt, chăn nuôi và định hướng phát triển sản xuất cho hội viên là điều cần thiết, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, trồng cây có múi ở xã Thanh Hối; dạy nghề, nâng cao kiến thức chăn nuôi gia súc, gia cầm cho 30 hội viên có nhu cầu. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp tổ chức 78 lớp tập huấn chuyển giao KH -KT canh tác cây ngô, lúa, bí xanh, khoai tây,  nuôi lợn, gà... cho 4.680 hội viên ở các xã: Thanh Hối, Tử Nê, Địch Giáo, Nam Sơn, Lũng Vân, Ngổ Luông, Bắc Sơn, Mỹ Hoà, Phong Phú...

 

Phối hợp với Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tỉnh Phú Thọ tổ chức 19 lớp tập huấn hướng dẫn cách sử dụng phân bón NPK Lâm Thao cho 1.650 cán bộ, hội viên nông dân thuộc các xã: Ngọc Mỹ, Đông Lai, Thanh Hối, Mãn Đức, Tuân Lộ, Gia Mô, Lỗ Sơn. Phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh cung ứng 12 tấn phân bón Tiến Nông cho Hội Nông dân xã Mãn Đức. Phối hợp với Phòng NN &PTNT tổ chức 2 lớp tập huấn sử dụng phân bón, sản phẩm dinh dưỡng, thuốc trừ sâu sinh học tại các xã vùng cao cho trên 176 hội viên nông dân.

 

Hội Nông dân các xã, thị trấn cũng đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức được 18 lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây có múi, nuôi cá lồng cho 540 hội viên. Ngoài ra, Hội Nông dân huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tư vấn nghề cho hơn 250 hội viên. Phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ hội viên nông dân kết nối thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các chính sách ưu đãi vốn vay, vận động nông dân nhân rộng các mô hình trồng cây có múi, tổ hợp tác chăn nuôi, duy trì hoạt động của liên nhóm sản xuất rau hữu cơ tại xã Tử Nê. Ngay từ những ngày đầu năm, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo 100% cơ sở hội phát động phong trào “Nông dân thi đua SX -KD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Theo đó đã có 10.007 hộ đăng ký  SX -KD giỏi các cấp.

 

Bằng những nỗ lực không ngừng, Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã và đang tạo sự gắn kết giữa các hội viên. Tập trung tháo gỡ khó khăn trong SX -KD, tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

 

 

                                                                       Thúy Hằng 

 

           

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục