(HBĐT) - Với định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, bên cạnh những đề án phát triển sản xuất đã được xây dựng, triển khai và thực hiện có hiệu quả như đề án “dồn điền - đổi thửa”, “cánh đồng cho thu nhập cao”, “cải tạo vườn tạp”, “trồng cỏ vỗ béo trâu, bò”, “sản xuất rau an toàn”..., huyện Kim Bôi đặc biệt quan tâm phát triển trồng cây có múi đối với vùng quy hoạch của huyện.

 

Tuy nhiên, so với những vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung hiện nay ở tỉnh thì diện tích trồng cây ăn quả có múi của vùng Mường Động mới chỉ tái phát triển. Đây là yếu tố bất lợi để chiếm lĩnh thị trường, do vậy cần thiết phải có những giải pháp mang tính đột phá. 

 Huyện Kim Bôi có tiềm năng phát triển cây ăn quả có múi đem lại thu nhập cao cho người dân. (ảnh: Vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung trên Thung Rếch, xã Tú Sơn).

Trong những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang loại cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao được người dân một số xã trong huyện Kim Bôi tích cực thực hiện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, giúp người dân nâng cao thu nhập. Trong đó, các loại cây ăn quả có múi được người dân quan tâm chuyển đổi nhiều và có đầu tư thâm canh tạo thành vùng sản xuất tập trung như các xã: Mỵ Hoà, Kim Sơn, Tú Sơn, Bình Sơn, Vĩnh Tiến... Theo thống kê, hiện diện tích cây có múi trên địa bàn huyện Kim Bôi 750 ha, trong đó 328 ha cam, 373 ha bưởi, 19, 4 ha quýt, 77 ha chanh. Có một phần đáng kể diện tích được trồng theo hình thức liên kết 50:50, phổ biến ở các xã: Mỵ Hòa; Kim Sơn, Hợp Kim. Thực tế cho thấy đây là cách làm khá hiệu quả, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu. Vụ vừa qua, một số xã có diện tích đã cho thu hoạch đạt từ 500 - 600 triệu đồng /ha. Một số hộ có thu nhập hàng tỷ đồng / năm. Theo định hướng quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả có múi an toàn tập trung của tỉnh đến năm 2020, diện tích quy hoạch của huyện Kim Bôi khoảng 1.000 ha.

 

ông Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Thị trường cây ăn quả có múi rất rộng mở; ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, một số sản phẩm có tiềm năng để xuất khẩu. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rõ nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao. Huyện có định hướng chuyển đổi cây trồng phù hợp hiệu quả bám theo quy hoạch xây dựng NTM và quy hoạch trồng cây ăn quả có múi cũng như căn cứ vào điều kiện địa phương, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đưa ra định hướng phát triển các loại cây trồng phù hợp, có thị trường tiêu thụ. Mặc dù quy mô sản xuất của huyện không nhỏ nhưng diện tích sản xuất của các hộ hầu hết cách xa nhau, làm tăng chi phí đầu tư cơ bản. Việc thống nhất áp dụng cùng quy trình, cùng phương thức quản lý sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ. Đến nay, huyện chưa có chính sách hỗ trợ phát triển cây có múi mà chỉ thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh. Tuy nhiên, huyện đã có những giải pháp khuyến khích phát triển cây ăn quả có múi như: tạo điều kiện cho các hộ dân có thể tiếp cận, tham gia các chương trình, dự án hợp tác nông nghiệp, hội chợ hàng nông nghiệp, giúp người dân có thể trực tiếp giới thiệu các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp nhằm hỗ trợ nông dân trong các loại hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích thành lập các hội làm vườn, CLB nhằm trao đổi kinh nghiệm, tạo vùng sản xuất tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế. Giao cho ngành chuyên môn thường xuyên thống kê diện tích đã trồng để có sự điều chỉnh phù hợp, đồng thời đưa ra dự báo thị trường để khuyến cáo nông dân không nên chạy theo phong trào, phá vỡ quy hoạch dẫn đến những thất thiệt không đáng có. Tư vấn, hướng dẫn các hộ dân trồng xen các loại cây trồng ngắn ngày bên cạnh những cây ăn quả lâu năm để lấy ngắn nuôi dài, hạn chế đầu tư ban đầu hoặc trồng một số cây gia vị, dược liệu dưới tán cây có tác dụng chống xói mòn và cải tạo đất.

 

Có thể thấy, bên cạnh những đề án phát triển sản xuất đang được triển khai thì việc phát triển cây ăn quả có múi theo quy hoạch của huyện Kim Bôi được coi là đi đúng hướng trong hành trình đầu tư phát triển nông nghiệp giá trị cao, tạo nền tảng vững chắc để huyện thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

 

                                                                              Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục