(HBĐT) - Thu hút đầu tư 8 tháng qua tuy có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Thẳng thắn đánh giá đúng thực trạng yếu kém, UBND tỉnh đang chỉ đạo các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc thực hiện các dự án, thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

 

 

Công ty GGS 100% vốn Hàn Quốc được tạo điều kiện triển khai dự án bảo đảm tiến độ và hoạt động hiệu quả tại KCN bờ trái sông Đà, giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động.

Trong 8 tháng qua, toàn tỉnh có 32 dự án đầu tư được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 3.199 tỷ đồng, bằng 200% số dự án và 404% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Các dự án đăng ký sử dụng 700 ha đất. Có 17 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 53,1% tổng số dự án. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, hạ tầng nhà ở (4 dự án /lĩnh vực). Còn lại 2 dự án du lịch và 1 dự án trồng rừng. TP Hòa Bình có 11 dự án, chiếm 34,3% số dự án, nhiều nhất tỉnh. Tiếp đến là Lương Sơn 6 dự án, Lạc Thủy 5 dự án, Tân Lạc 3 dự án, Kim Bôi 2 dự án, Lạc Sơn 2 dự án; Mai Châu và Đà Bắc 1 dự án /huyện. Kỳ Sơn và Cao Phong không có dự án nào đăng ký đầu tư. Nhìn chung, các dự án đầu tư vào địa bàn có quy mô

Nếu so với cùng kỳ năm trước, thu hút đầu tư đã cải thiện, song vẫn còn nhiều khó khăn. Về thủ tục hành chính, một số bước còn kéo dài. Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục liên quan về đất đai, xây dựng, môi trường... để hồ sơ để hoàn thành mất nhiều thời gian, không bảo đảm tiến độ cam kết trong quyết định chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư đề xuất các dự án đều không nằm trong quy hoạch ngành, lĩnh vực, kế hoạch sử dụng đất, vì vậy phải bổ sung vào các quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành đã kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư.  

Về giải phóng mặt bằng, đa số các dự án đều gặp khó khăn, chủ yếu do không thỏa thuận được kinh phí đền bù đối với các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất. Ngoài ra có nhiều tổ chức, cá nhân đã chuyển nhượng đất nhưng không thực hiện các thủ tục quy định, còn tình trạng đất ở các vị trí thương mại đã được mua, bán ngầm từ trước và ép giá khi nhà đầu tư đến bồi thường, GPMB. Kinh phí hạn chế nên việc tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là hạ tầng cũng như đơn giá thuê hạ tầng trên địa bàn tỉnh chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Giá thuê hạ tầng tại các tỉnh lân cận có lợi thế hơn tỉnh ta đều thấp hơn.  

Về hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin là những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư quyết định thực hiện dự án chưa quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Thực tế, các dự án nghỉ dưỡng không có đường vào, không thể kinh doanh. Nhà máy hoàn thành không có điện, cấp nước cũng không hoạt động được. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư hiện vẫn mang tính dàn trải trên mọi lĩnh vực, địa bàn và phụ thuộc vào nhà đầu tư. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án có tầm ảnh hưởng lớn, tạo sức lan tỏa thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực khác phát triển. Tuy có lợi thế về nông, lâm nghiệp, thế nhưng quỹ đất nhỏ, phân tán, khó thuyết phục, mời gọi những nhà đầu tư có thực lực triển khai dự án quy mô lớn. Toàn tỉnh có hơn 400 dự án nhưng phần lớn là dự án quy mô nhỏ, sản phẩm không có tính cạnh tranh, thu ngân sách chủ yếu là tiền thuê đất, còn các loại thuế khác hạn chế.  

Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Trong đó, xác định cần thay đổi tư duy cũng như cách làm về thu hút đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ; nâng cao chất lượng phối hợp giải quyết các thủ tục liên quan đến các dự án đầu tư; thường xuyên đối thoại theo chuyên đề, lĩnh vực nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án. Về những vấn đề cụ thể, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tham mưu, sớm công bố bộ thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư trên địa bàn; hướng dẫn, công khai kể cả về thời gian các thủ tục thực hiện dự án để nhà đầu tư nắm bắt xây dựng dự án sát với thực tế, rút ngắn thời gian và minh bạch trong thực hiện các thủ tục đầu tư. Tập trung GPMB, tạo quỹ đất sạch, đầu tư hạ tầng các KCN phục vụ thu hút đầu tư. Rà soát, đề xuất cơ chế xử lý theo quy định đối với các dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ theo quy định pháp luật. Tỉnh cũng chủ trương hỗ trợ nhà đầu tư lớn có ý tưởng quan tâm nghiên cứu thực hiện dự án đầu tư vào địa bàn.

                                                                           Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục