(HBĐT) - Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Do đó, huyện Tân Lạc đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện công tác quy hoạch.

 

Xã Mãn Đức (Tân Lạc) đã hoàn thành tiêu chí quy hoạch và đang thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt. ảnh: Vùng sản xuất bí xanh hàng hóa của xóm Tân Phong.

Phong Phú là xã điểm NTM của tỉnh, đã đạt chuẩn NTM năm 2015. Xã đã lập quy hoạch chung đến năm 2020 và được UBND huyện Tân Lạc phê duyệt năm 2011. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, xã công bố triển khai rộng rãi cho toàn xã với tổng diện tích đất tự nhiên 1.363,17 ha, trong đó, đất nông nghiệp 1.011,41 ha; đất phi nông nghiệp 323,33 ha; đất chưa sử dụng 19,43 ha, làm cơ sở để lập đề án xây dựng NTM và lập quy hoạch sử dụng đất của xã giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Năm 2013, xã tiến hành cắm mốc quy hoạch chi tiết cho trung tâm xã và 8 xóm với 1 phố trong xã. Đến nay, xã đang thực hiện các nội dung về phát triển hạ tầng KT -XH, môi trường và phát triển sản xuất theo quy hoạch.

 

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Nhận thức rõ vai trò tiên quyết của công tác quy hoạch trong xây dựng NTM, thời gian qua, BCĐ 800 huyện Tân Lạc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã và nhân dân chung sức thực hiện. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, đến nay, công tác quy hoạch xây dựng NTM cơ bản hoàn thành với chất lượng tốt. Có 23 đề án của 23 xã và đề án NTM cấp huyện đã được lập và phê duyệt triển khai thực hiện. Các xã nghiêm túc thực hiện rà soát quy hoạch, chất lượng các đồ án sau khi điều chỉnh bảo đảm theo quy định, đáp ứng kịp thời kế hoạch xây dựng NTM. Khi bắt tay vào thực hiện chương trình, huyện đã kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thấy được lợi ích và vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, từ đó, người dân đồng thuận hưởng ứng làm theo. Trong thực hiện tiêu chí quy hoạch, huyện chỉ đạo các xã phối hợp với đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch và tổ chức công bố quy hoạch đến đông đảo người dân. Bên cạnh đó, mỗi xã chọn 1 xóm làm điểm triển khai cắm mốc quy hoạch gắn với chiến dịch giao thông, thủy lợi, từ đó, nhân rộng ra toàn xã. Với phương châm cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước, người dân hưởng ứng làm theo trên tinh thần tự nguyện. Tổ chức cho các hộ dân dẹp hàng rào, dỡ bỏ tường bao đến mốc quy định và triển khai đào rãnh thoát nước kết hợp làm mốc giới, địa điểm cắm mốc tập trung dọc trên các trục đường xóm, liên xóm, ngõ xóm, đường nội đồng, khoảng cách các mốc, tùy vào địa hình từng tuyến đường, trung bình 20-30 m/mốc. Mốc cắm được sử dụng là vật liệu sẵn có ở địa phương như cọc tre sơn đỏ hoặc lợi dụng các gốc cây, bờ tường để đánh sơn đỏ làm mốc giới. Song song với vận động nhân dân tự nguyện hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện chỉ đạo phòng chuyên môn triển khai việc cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân tham gia hiến đất. Bên cạnh đó, động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho chương trình xây dựng NTM.

 

Với cách làm đó, sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2011-2015), huyện đã vận động được 7.121 hộ dân tham gia hiến 198, 130 ha đất để làm đường giao thông và các công trình hạ tầng, trong đó, đất lúa 33,37 ha; đất vườn 40,96 ha; đất thổ cư 30,44 ha; đất khác 93, 36 ha. Tân Lạc trở thành huyện đầu tiên trong toàn tỉnh hoàn thành việc công bố và cắm mốc quy hoạch xây dựng NTM mà không phải sử dụng bất kỳ nguồn kinh phí nào. Đến hết năm 2015, toàn huyện có 3 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Năm 2016, huyện dồn lực phấn đấu đưa xã Mãn Đức về đích NTM.

 

 

                                                                                   Đinh Thắng

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục