(HBĐT) - Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) có những lợi thế nhất định như: đường giao thông thuận lợi cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển KT -XH. Xã có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có trình độ thâm canh cao là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế của xã trong tương lai. Đặc biệt, thổ nhưỡng của Sơn Thủy phù hợp với cây ăn quả nên người dân đã nhân rộng mô hình trồng nhãn góp phần tăng thu nhập.

 

 

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống đường GTNT xã Sơn Thủy (Kim Bôi) cơ bản đạt chuẩn theo quy định.

Cùng với những thuận lợi, xã Sơn Thủy bước vào xây dựng NTM cũng gặp không ít khó khăn. Song cán bộ, đảng viên và nhân dân đều đồng thuận cao cùng với Đảng, chính quyền chung sức xây dựng NTM. Xã đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với nhiều hình thức để mọi người dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng NTM. Thông qua cuộc họp ở các KDC, vận động nhân dân hiến đất, hiến cây, hiến tường rào, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm sạch  đẹp, lắp đặt được 11 tấm panô, áp phích trên trục đường liên xã và trên trục chính của thôn. Ngoài ra, xã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các đề án cánh đồng thu nhập cao, đề án dồn điền - đổi thửa, mô hình chăn nuôi để nâng cao thu nhập.

 

Trong 5 năm (2011-2015), xã Sơn Thủy đã huy động nguồn lực gần 23 tỷ đồng xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách T.ư hơn 1 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên 20, 6 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 1, 2 tỷ đồng. Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhân dân đóng góp công lao động, hiến đất mở rộng đường với các tuyến đường GTNT cơ bản đạt chuẩn. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%. Thực hiện Chương trình 134 và Chương trình 167 hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở hiện nay xã không có nhà tạm, nhà dột nát. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn 93%. Trong những năm qua, xã mở được 10 lớp học nghề về may, hàn, mây - tre đan, trồng nhãn...nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 46%. Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 73,9%, có 3/5 làng đạt văn hóa; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 84%...

 

Đồng chí Bạch Công Lương, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy cho biết: Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 16, 7 triệu đồng. Theo điều tra đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 39,28%, hộ cận nghèo 20%. Qua đánh giá, đến nay, xã đã hoàn thành 14 tiêu chí NTM. Giai đoạn 2016-2020, xã đặt mục tiêu giữ vững các tiêu chí đã hoàn thành; phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM. Tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa quy hoạch, điều chỉnh đề án xây dựng NTM phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn. Huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế. Chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xóa đói, giảm nghèo gắn thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; tạo điều kiện để người dân thực sự là chủ thể thực hiện chương trình. Xã mong muốn được hỗ trợ kinh phí cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các tiêu chí đòi hỏi nhiều nguồn lực như trạm y tế, trường học, thủy lợi... Có những chính sách ưu tiên đối với xã đặc biệt khó khăn để phát triển kinh tế.

 

 

                                                                                        Hải Linh

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục