(HBĐT) - Cảng Bích Hạ được xem là cảng, bến sôi động, là địa điểm trung chuyển, giao lưu nông sản hàng hóa từ TP Hòa Bình lên các xã vùng hồ của Hòa Bình, Sơn La và ngược lại, cũng là địa điểm tiếp nhận khách tham quan du lịch lòng hồ sông Đà. Thế nhưng cảng lại ở trong tình trạng thấp kém về hạ tầng, việc quản lý, điều hành cũng như vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường đang trở nên bức thiết và cần được giải quyết nhằm tạo ra hình ảnh mới khi hồ Hòa Bình đã được phê duyệt là khu du lịch quốc gia.

 

 

  Một góc cảng Bích Hạ (TP Hòa Bình).

Cảng Bích Hạ nằm ở bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình, được xây dựng và đưa vào khai thác từ những năm đầu tách tỉnh. Cảng rộng khoảng 2,2 ha, là một trong những cảng bến quan trọng phục vụ nhu cầu vận chuyển nông, lâm sản, vật liệu, các loại hàng hóa khác từ Hòa Bình lên các xã vùng hồ và Sơn La. Nay mở rộng hoạt động phục vụ khách thăm quan du lịch hồ Hòa Bình. Lộn xộn, thấp kém về hạ tầng, không sạch sẽ đang gây ra những phản cảm, phiền toái cho người dân và khách du lịch khi đến cảng Bích Hạ.

Về hạ tầng cơ bản chưa được đầu tư. Chưa có cầu cảng, khách du lịch phải lên xuống theo các lối mòn tự nhiên khó khăn và thiếu an toàn. Từ nhiều năm trước, đơn vị quản lý làm được con đường bê tông dẫn xuống khu vực cảng, đến nay đã xuống cấp. Hàng và khách vẫn đi lại chung một bến, mặt bằng bến hẹp, mặt bằng nghiêng, không đảm bảo yêu cầu về an toàn. Cảng, bến hẹp lại chưa quy định rõ nét khu vực của tàu hàng và tàu du lịch nên hoạt động lộn xộn, phức tạp và gây phản cảm. Đi lên thuyền cũng không có lối, nhiều khi phải men theo sườn dốc, trèo leo qua các tàu, thuyền khác mới lên được tàu, thuyền hợp đồng… Vì vậy cảm giác thi vị, thưởng ngoạn, vãn cảnh lòng hồ của du khách giảm đi rất nhiều.

 

Đối với công tác vệ sinh môi trường khu vực cảng cũng ở trong tình trạng nan giải. Việc xả rác, nước sinh hoạt từ hoạt động của cảng, các hộ dân sinh sống cùng với đó là lượng rác trôi nổi trên hồ theo gió, con nước về tập kết ở cảng cũng làm bến nước trở nên mất vệ sinh. Có cảm giác thiếu vắng “bàn tay” quản lý cảng. Dường như có quản lý nhưng chưa hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Thái Thịnh cho biết: Giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường là trách nhiệm chung của các cấp, ngành, xã hội và người dân. Đơn vị quản lý cảng đã thành lập đội vệ sinh thu gom rác thải cũng giải quyết được một phần môi trường. Chính quyền xã làm nhiệm vụ tuyên truyền, đôn đốc người dân giữ gìn vệ sinh môi trường. Mới đây, UBND thành phố Hòa Bình có văn bản chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh môi trường khu vực cảng. Xã đã có kế hoạch huy động người dân phát dọn đường lên cảng và giữ vệ sinh môi trường, đổ, xả rác theo quy định. Hiện nay, xã đang tích cực thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, để xây dựng cảng sạch đẹp, văn minh không hề đơn giản.

 

Thực tế cho thấy, để giải quyết căn bản tình trạng lộn xộn, bảo đảm an toàn cũng như mỹ quan, tạo dựng một hình ảnh mới cho Cảng Bích Hạ, nhất là trong bối cảnh hồ Hòa Bình được quy hoạch là  khu du lịch quốc gia, lượng du khách du lịch đến tham quan, khám phá hồ ngày càng tăng theo thời gian. Thiết nghĩ cần sự phối hợp giữa chính quyền với các đơn vị liên quan, nhất là đơn vị quản lý tìm kiếm giải pháp đầu tư hạ tầng, quy hoạch bến bãi, xây dựng quy chế hoạt động, quy chế phối hợp của cảng Bích Hạ cũng như tăng cường nâng cao nhận thức và hành động giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo dựng hình ảnh mới cho một Hòa Bình trong lành, sạch đẹp và thân thiện.

                                                                                

                                                       

                                                                                    Lê Chung

 

 

 

 

Các tin khác


Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục