(HBĐT) - Từ vùng chuyển dân sông Đà, hai anh em anh Hà Văn Thức và Hà Văn Tiên về tái định cư ở xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) trong hoàn cảnh đất sản xuất không có, thu nhập từ nghề đánh bắt thủy sản bấp bênh. Song bằng sự cần cù, chịu khó cộng với được tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, cuộc sống của họ cải thiện dần. Cùng xuất phát điểm là hộ nghèo, sau 5 năm, hai gia đình anh Thức và anh Tiên đã ra khỏi diện hộ nghèo vào năm 2013.

 

 

Anh Hà Văn Thức, xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) đầu tư phát triển chăn nuôi từ vốn Ngân hàng CSXH.

 

Không chỉ vậy, kinh tế của gia đình anh Thức, anh Tiên ngày càng trở nên khấm khá. Từ mốc thoát nghèo, đến nay, anh Tiên đã làm được nhà xây mái bằng khang trang với nhiều vật dụng sinh hoạt tiện nghi. Anh Tiên cho biết: “Khi mới về tái định cư, cuộc sống nhiều vất vả, nguồn thu chính từ làm rọ tôm, bắt cá tép, cá dầu nên mỗi ngày số tiền kiếm được chỉ đủ mua gạo. Năm 2008, tôi được vay vốn chính sách rồi được hướng dẫn cách làm ăn. Hai anh em giờ “kiến giả nhất phận” nhưng biết bảo ban, đùm bọc nên khó nhọc cũng dần qua. Với món vay 20 triệu đồng, tôi đầu tư nuôi dê sinh sản. Nhờ việc chăn nuôi thuận lợi, quan tâm chăm sóc, phòng bệnh nên đàn dê ngày càng phát triển, sinh sôi, duy trì đàn nuôi trên 10 con. Từ việc chăn nuôi có lãi, bên cạnh trả lãi ngân hàng đúng hạn, có vốn, tôi mở rộng sản xuất, lựa chọn nuôi cá lồng để tận dụng diện tích mặt nước hồ, Hiện tại, gia đình đã có 6 lồng cá, chủ yếu nuôi các loại cá trắm cỏ, bỗng, trê và nuôi lợn thịt. Tổng thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình hàng trăm triệu đồng”.

 

Cùng gây dựng cuộc sống mới ở xóm Ké, anh trai của anh Tiên là anh Thức cũng là một trong những tấm gương tiêu biểu về nghị lực thoát nghèo. Gia đình  có 4 nhân khẩu, nghề chính là đánh bắt thủy sản. Ngày ngày anh đi dọc tuyến hồ đặt rọ cá, rọ tôm chờ đến 3 - 4 giờ sáng hôm sau thì lượm cá, tôm về. Chèo thuyền đi đặt cả trăm chiếc rọ nhưng do nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt nên ngày nhiều nhất được 2 – 3 kg, có ngày chỉ được vài lạng. Vì tư thương đến thu gom giá rẻ nên vợ anh thường mang cá, tôm đem ra chợ bán để được giá hơn. Cách đây 10 năm, anh là một trong những hộ nghèo được xét duyệt vay vốn Ngân hàng CSXH để phát triển chăn nuôi. Sau 2 năm nuôi dê, anh chuyển hướng nuôi bò sinh sản. Với 20 triệu đồng vốn vay cộng chút vốn dành dụm được ở thời điểm đó, anh mua được 1 cặp bò mẹ, con. Đáng mừng là sau ít năm tập trung chăm sóc, đàn bò đã nhân lên 7 con. Với sự hỗ trợ thêm từ anh em, họ hàng, anh đầu tư nuôi cá lồng. Nhờ chịu thương chịu khó, giờ đây anh đã tích cóp được gần 100 triệu đồng, dự định cuối năm sẽ bán đi vài con bò để làm nhà mới kiên cố.

 

Gia đình anh Hà Văn Thức, Hà Văn Tiên là hai trong số hàng chục hộ nghèo trên địa bàn xóm Ké nhờ lao động chăm chỉ, được ngân hàng hỗ trợ nguồn vốn đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu chính đáng. Theo đồng chí Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương, họ là những tấm gương nông dân vượt khó, là động lực để các hộ nghèo khác học tập, vận dụng. Hiện, dư nợ vốn vay ngân hàng CSXH trên địa bàn xã khoảng trên 2 tỷ đồng với hàng trăm hộ thụ hưởng vốn vay. Hầu hết các hộ được vay vốn tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, nhiều nhất là phát triển nghề nuôi cá lồng nhằm phát huy lợi thế mặt nước. Đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, thực hiện công cuộc giảm nghèo bền vững ở địa phương.

 

 

                                                                 Bùi Minh

 

 

 

 

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục