(HBĐT) - Xã Kim Bôi (Kim Bôi) là địa bàn phân bố dân cư khá tập trung với 3 xóm, 856 hộ và trên 4.000 nhân khẩu. Với tổng diện tích 29 ha vườn tạp, từ năm 2011 đến nay, Nghị quyết chuyên đề về phá bỏ vườn tạp chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao được người dân trong xã thực hiện hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

  Vườn cam rộng 1,3ha của gia đình ông Bùi Văn Hiền, xóm Vố, xã Kim Bôi (Kim Bôi) chuẩn bị cho thu hoạch năm thứ 3, dự kiến gần 20 tấn quả.

Trao đổi về những khó khăn ban đầu khi bắt tay vào thực hiện Nghị quyết chuyên đề này, đồng chí Bùi Văn Diễn, Chủ tịch UBND xã Kim Bôi cho biết: “Công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán canh tác được xác định là khó khăn đầu tiên mà chúng tôi gặp phải. Việc áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất còn chậm do trình độ, nhận thức của bà con có nhiều hạn chế. Đặc biệt, trên địa bàn xã không có ao, hồ, đập nên vấn đề nước tưới hầu như phụ thuộc vào thời tiết, mùa mưa mới đủ nước tưới, mùa khô thì thường bị mất mùa”.

 

Trước thực tế đó, xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn. Theo đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hàng năm mở 10 lớp về KN -KL cho hơn 300 lượt người tham gia. Qua đó, người dân tích cực lao động, sản xuất, nhận thức có nhiều chuyển biến tích cực. Đối với diện tích cây ở vùng đất màu, xã vận động người dân khoan giếng lấy nguồn nước tưới. Hiện đập Nà Bưởi ở xóm Suối Con đã cơ bản hoàn thành, dự kiến năm 2017 bàn giao cho xã và đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết vấn đề nước tưới cho 3 xóm, đặc biệt là diện tích cây ngoài đồng.

 

Ban đầu, chỉ có một vài hộ của xóm Vố tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng như hộ ông Bùi Văn Lực, Bùi Văn Hiền. Đến nay, nhờ thực hiện tốt các giải pháp đề ra nên phong trào phá bỏ vườn tạp chuyển sang trồng cây có giá trị cao đã lan rộng ra toàn xã với tổng diện tích 20 ha gồm cam, bưởi, nhãn, táo... Cụ thể, xóm Vố chuyển đổi được 13,5 ha, xóm Bôi Câu được 4, 6 ha và xóm Suối Con được 1,8 ha.

 

Trưởng xóm Vố Bùi Văn ái cho biết: “Từ năm 2011 đến nay, nhân dân trong xóm chuyển đổi gần 14 ha vườn tạp sang trồng cam, nhãn, bưởi, mía cho thu nhập ổn định. Ngoài ra, người dân phá bỏ tre, bương trên diện tích đất lâm nghiệp và trồng 30, 5 ha keo. Nhờ đự, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhiều hộ dân đã thoát nghèo như hộ các ông: Bùi Văn Thượng, Bùi Văn Phúc, Bùi Văn Quýt, Bùi Văn Chiên, Quách Văn Vinh… So với năm 2011, hiện xóm có thu nhập bình quân đạt 15 triệu đồng / người/năm (tăng 6 triệu đồng), tỷ lệ hộ nghèo còn 29% (giảm 13,4%)”. Là xóm đông dân nhất xã với 393 hộ, 1.765 nhân khẩu, theo kế hoạch của phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi, năm 2017 sẽ chuyển 7, 9 ha lúa khu đất cao sang trồng màu để nâng cao hiệu quả sản xuất. ông Bùi Văn Hiền, xóm Vố, hộ đầu tiên trong xã phá bỏ vườn tạp để trồng cam chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng mía nguyên liệu rồi đến sắn, ngô và giờ chuyển hẳn sang trồng cam đã được 6 năm nay với diện tích 1, 3 ha. Qua quá trình nghiên cứu, học hỏi, nhận thấy cây cam phù hợp với chất đất và khí hậu nên tôi đã trồng toàn bộ diện tích đất của gia đình, đến nay đã đạt tiêu chuẩn VietGAP. Cam phát triển tốt hiện đang cho thu năm thứ 3. Trung bình mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng”.

 

Nhờ năng động, sáng tạo trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp nhân dân xã Kim Bôi cải thiện chất lượng cuộc sống. So với năm 2011, hiện thu nhập bình quân của xã đạt 18 triệu đồng /người/ năm (tăng 7, 5 triệu đồng), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 23,5%.

 

 

                                                                               Thanh Sơn

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục