(HBĐT) - Từ lâu, cây chè Shan tuyết đã “bén duyên” với xã Trung Thành. Thế nhưng, do gặp nhiều khó khăn về vấn đề đầu ra nên dù trong Nghị quyết Đảng ủy về phát triển KT-XH của xã xác định đây là cây trồng chủ lực trong xóa đói - giảm nghèo, cây chè vẫn chỉ phát triển manh mún, chưa tạo được bước đột phá...

 

  Vườn chè của gia đình ông Hà Văn Xướng, Bí thư chi bộ xóm Thượng, xã Trung Thành (Đà Bắc) phát triển tốt nhưng gặp khó khăn đầu ra.

Trung Thành là xã vùng cao của huyện Đà Bắc, đời sống kinh tế của bà con nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn. Để nâng cao thu nhập, những năm qua, ngoài tập trung đưa các giống ngô, sắn có năng suất cao vào canh tác, bà con ở xã cũng đặt khá nhiều kỳ vọng vào cây chè. Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Nhiều năm về trước, Trung Thành đã được coi là vùng chè của huyện. Khi đó, chè được trồng nhiều nhưng chưa thành hàng hóa. Từ năm 2005, cây chè Shan tuyết được đưa vào trồng với quy mô lớn hơn từ các dự án giảm nghèo. Với thổ nhưỡng phù hợp nên chè phát triển tốt. 5 năm lại đây, xã có trên 40 ha chè cho thu hoạch thường xuyên. Nghị quyết của Đảng ủy xã về phát triển KT-XH xác định, đây là cây trồng chủ lực trong tương lai. Hiện, tổng diện tích trồng mới của cả xã đạt trên 50 ha.

Chúng tôi đến xóm Thượng, 1 trong 2 xóm có diện tích trồng chè nhiều nhất xã. Trên những triền đồi, những vườn chè Shan tuyết phủ kín sắc xanh. ông Hà Văn Xứng, Bí thư chi bộ xóm Thượng cho biết: “Xóm Thượng có 24 ha chè, giá bán 6.000 đồng/kg chè búp, so với các cây trồng khác, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Hầu như diện tích trồng chè hiện tại, trước đó chẳng trồng được ngô, sắn nên chỉ có chè là phù hợp. Hiện nay, bà con trồng xen những khoảng đất trống và trồng mới ở nhiều sườn đồi khác trong xóm”.  

Theo ông Xứng, không phải xã nào cũng có thổ nhưỡng phù hợp với cây chè, việc trồng và chăm sóc chè đỡ vất vả hơn các cây trồng khác. Thêm nữa, cây chè có vai trò quan trọng trong chống xói mòn, rửa trôi đất. Thế nhưng, bà con vẫn chưa mạnh dạn chuyển đổi bởi lẽ: “Vào mùa cao điểm, có ngày bà con hái được cả tấn chè thế nhưng ở xóm chỉ có 1 lò sao chè với công suất khiêm tốn nên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Bà con lại phải chở hơn 3 km ra xã Yên Hòa bán nên vấn đề đầu ra là nỗi trăn trở của bà con chúng tôi”,  ông Xứng giãi bày.  

Gia đình anh Hà Văn Nam là một trong những hộ trồng nhiều chè ở xóm Thượng với hơn 4.000 m2 đang cho thu hoạch. Anh Nam cho biết: “Khi chưa chuyển sang trồng chè, đây chỉ là vườn tạp, trồng ngô, sắn cũng không lên được. Thế nhưng loại đất này lại rất phù hợp với cây chè, từ khi trồng đến khi thu hoạch, mỗi năm chỉ bón 2-3 lần phân NPK thôi. Nếu so sánh về hiệu quả kinh tế thì 1 chè sẽ bằng 2 thóc và bằng 3 ngô”. Tuy nhiên, anh Nam cũng bày tỏ nỗi trăn trở về vấn đề đầu ra khó khăn hiện nay của cây chè.     

Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: Hiện, cả xã có trên 120 ha đang trồng ngô có thể chuyển đổi sang trồng chè. Với những khó khăn hiện tại, cây chè chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa đem lại nguồn thu nhập thực sự giúp bà con xóa đói - giảm nghèo. Trung Thành là xã thuộc khu vực 135, hiện, thu nhập bình quân mới đạt 14,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 63,43%. Do đó, bà con xã nghèo này rất cần sự quan tâm của các cơ quan hữu quan trong việc kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cũng như hỗ trợ về kỹ thuật để nâng cao chất lượng.

                                                                               Viết Đào

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục