(HBĐT) - Hội CCB xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) hiện có 4 chi hội với hơn 140 hội viên. Trong đó có 114 hộ hội viên (chiếm 84%) thuộc diện khá, giàu với mức thu nhập khoảng 30 triệu đồng/người/ năm. 22 hộ hội viên có kinh tế trung bình với thu nhập 20- 25 triệu đồng/người/năm và 4 hộ hội viên cận nghèo theo tiêu chí mới. Với phương châm “xưa thắng giặc ngoại xâm, nay thắng giặc đói nghèo”, CCB xã Phúc Tiến luôn tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực lao động sáng tạo, xóa đói, giảm nghèo.

 

Cùng các đồng chí trong Hội CCB xã Phúc Tiến, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi của CCB Đinh Văn Bình ở xóm Đoàn Kết, một trong những CCB tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi trang trại. Trong khuôn viên vườn hơn 6.000 m2, anh Bình đã mạnh dạn đầu tư hơn 300 m2 chuồng trại kiên cố và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi. Để đảm bảo chất lượng cũng như chủ động về con giống, anh đã đầu tư nuôi và duy trì 9 con nái đẻ, 1 con lợn đực giống. Nhờ đảm bảo về con giống nên hàng năm, gia đình anh Bình xuất ra thị trường khoảng 14 tấn lợn thịt. Ngoài ra, gia đình anh còn xuất bán khoảng 180 - 200 con lợn giống mỗi năm. Lợi nhuận từ nuôi lợn, sau khi trừ chi phí mỗi năm còn khoảng 200 triệu đồng. Tận dụng diện tích vườn rộng, anh Bình trồng thêm bưởi, mía, sả… mỗi năm cho thu nhập thêm khoảng 100 triệu đồng.

  Mô hình chăn nuôi lợn của CCB Đinh Văn Bình ở xóm Đoàn Kết, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Bình chia sẻ: “Để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ nỗ lực của bản thân và người thân trong gia đình và phải kể đến vai trò quan trọng của Hội CCB xã Phúc Tiến trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển mô hình chăn nuôi. Nhờ tham gia các buổi tập huấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với những người đi trước, tôi đã đúc kết được những điều bổ ích, qua đó áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình để có hiệu quả kinh tế cao”.

Một trong những khó khăn phát triển kinh tế của CCB xã Phúc Tiến hiện nay chính là vốn. Để giải quyết vấn đề này, Hội đã quan tâm xây dựng quỹ hội, tạo vốn giúp nhau phát triển kinh tế. Cứ 3 tháng/lần, các chi hội      họp, hội viên lại đóng phường 200.000 đồng/người. Quỹ hội bình quân toàn xã đạt 500.000/đồng/ hội viên. Bên cạnh đó, các chi hội tổ chức nhiều phương thức xây dựng quỹ bằng vật liệu xây dựng, thực phẩm…để hỗ trợ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Từ nguồn quỹ này, mỗi năm, Hội giúp được từ 16 - 20 hội viên vốn phát triển kinh tế.

Ngoài ra, Hội CCB xã được giao quản lý 2 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng số 69 thành viên, tổng dư nợ gần 1,5 tỷ đồng. Hiện không có nợ xấu, xâm tiêu. Các CCB trên địa bàn xã chủ yếu tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng một số loại cây màu cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình phát triển kinh tế của các CCB còn góp phần giải quyết việc làm cho các thành viên trong gia đình và lao động.

Đồng chí Đinh Hải Sâm, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Phúc Tiến cho biết: “Xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian tới, Hội CCB xã Phúc Tiến tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tận dụng tối đa tiềm năng vốn có để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Hội quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hội viên nghèo, tăng số hội viên khá và giàu. Đồng thời khẳng định CCB là lực lượng tiên phong trên mặt trận kinh tế.

                                                                           Đức Anh

 

Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục