(HBĐT) - Ngày 12/1, UBND tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp đã tổ chức gặp mạt Café Doanh nhân chuyên đề “Giải quyết việc làm, tiền lương, an toàn lao động, an toàn thực phẩm”. Các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì.

 

Theo cơ quan chức năng: Tỉnh có khoảng 70% dân số trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 48%, trong đó chủ yếu là tự học, truyền nghề, tỷ lệ lao động có chứng chỉ nghề chỉ chiếm 18%. Trung bình mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm mới cho 16.000 lao động. Về cơ bản các doanh nghiệp chấp hành tốt các chế đội với người lao động. Tình trạng nợ lương của người lao động không xảy ra, tiền lương bình quân của người lao động năm 2016 là 3.960.000 đồng.

 

  Toàn cảnh Café doanh nhân chuyên đề “Lao động việc làm và an toàn thực phẩm”

 

Trên địa bàn tỉnh có 08 khu công nghiệp, 63 dự án đầu tư trong đó có 45 cơ sở đang hoạt động. Trong 45 cơ sở có 01 dự án sản xuất kinh doanh về thực phẩm, 24 cơ sở có bếp ăn tập thể phục vụ cho cán bộ, công nhân viên với suất ăn khoảng 15.000 suất/ngày. Có 12 cơ sở tự tổ chức chế biến, 12 cơ sở thuê đơn vụ khác chế biến thức ăn cho nhân viên. Đánh giá chung, 24/24 bếp ăn được đầu tư quy mô, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân viên.

 

Theo UBND tỉnh, năm 2016, đã có 43 lượt ý kiến của doanh nghiệp, 27 phiếu ý kiến được gửi tại chương trình cafe doanh nhân, tập trung tập trung vào các nội dung giải quyết các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng cho các dự án; xử lý các dự án chậm tiến độ; thông tin quy hoạch; đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng, vốn và chính sách thuế, ý thức trách nhiệm công chức....Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành, cơ quan QLNN tiếp nhận, trả lời những vấn đề mà DN kiến nghị.

 

Tại buổi gặp mặt, các doanh và  cơ quan chức năng cùng trao đổi những vấn đề liên quan đến chính sách lao động việc làm, đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động; thủ tục hành chính, năng lực quản lý nhà nước, chính sách thuế, tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng triển khai dự án.

 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận ý nghĩa và kết quả bước đầu đã tạo ra sự chuyển động tích cực của chính quyền, cán bộ công chức thực hiện đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp của chương trình. Chỉ ra những hạn chế của chương trình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy định hướng: Thời gian tới, chương trình cần tiếp tục được đổi mới theo hướng mở rộng đối tượng không chỉ là doanh nghiệp tư nhân mà cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức kinh tế, hợp tác xã, tổ chức tín dụng, thực hiện đối thoại với cơ quan quản lý và chính quyền tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tiếp tục tiếp nhận ý kiến, kiến nghị bức xúc của doanh nghiệp. Quan điểm chính quyền phải đồng hành, phục vụ doanh nghiệp, không thể bàng quan, vô cảm trước khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Xem xét làm rõ trách nhiệm của cơ quản QLNN, chính quyền theo quy định của pháp luật nếu gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cản trở doanh nghiệp phát triển. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo các cơ quan QLNN và Hiệp hội Doanh nghiệp nghiên cứu triển khai đào tạo nâng cao trình độ năng lực quản trị cho chủ doanh nghiệp, người lao động quan tâm tới việc thực hiện chế độ chính sách, vấn đề an toàn lao động, an toàn thực phẩm, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

 

                                                                                    PV

 

Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục