(HBĐT) - Theo báo cáo từ CĐCS, tính tới ngày 3/2, có 24/28 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại (4 doanh sản xuất lại ngày 10/2) với 97,3% người lao động đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu.

 

So với những năm trước con số người lao động trở lại làm việc tại các KCN khá cao. Điều này cũng chứng tỏ ý thức của người lao động được nâng lên, không chỉ với CNLĐ mà với cả gia đình CNLĐ dần thích ứng với sản xuất công nghiệp.

 

Năm nay, mặt bằng chung về chế độ của các doanh nghiệp trong KCN tương đối đồng đều, các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp và NLĐ, doanh nghiệp phối hợp với CĐCS làm tốt công tác chăm lo cho CNLĐ trước tết như đảm bảo thưởng tết với tháng lương thứ 13, tổ chức tết sum vầy, tặng quà tết cho CNLĐ, hỗ trợ CNLĐ khó khăn, một số DN tổ chức việc hỗ trợ vé tàu xe, tiễn và đón đưa nhân viên về quê ăn Tết…

 

 

Không khí làm việc đầu năm tại Sankoh.

 

Để góp phần giữ chân người lao động đi làm trở lại sau tết, phần lớn DN lì xì cho người lao động trong buổi làm việc đầu tiên với mức phổ biến từ 50 - 100 nghìn đồng/người, (cao nhất là mức 500 nghìn đồng/người tại công ty Dongah). Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp tổ chức gặp mặt đầu xuân, tiệc liên hoan (GHN, Vĩnh Sơn, Almine), bốc thăm trúng thưởng Almine), tổ chức du xuân.

 

Theo thông tin từ doanh nghiệp, sau tết Nguyên Đán 2017, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất, nhu cầu tuyển thêm lao động các ngành điện tử, dệt may khoảng 3.000 lao động.

 

 

                                                                                       Bích Ngọc

                                                                                    (CĐCKCN)

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục