(HBĐT) - Đa Phúc là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, thu nhập của nông dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao thu nhập, Đa Phúc đã và đang nỗ lực tìm hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

 

Những ngày giáp Tết, nhiều vườn mía ở xã Đa Phúc vẫn đứng vườn dù tư thương đã đặt mua. Khác với sự ảm đạm, lo lắng của 2 vụ mía trước, năm nay, cây mía tím cũng như mía nguyên liệu đều được thu mua với giá cao. “Vụ này, những hộ còn duy trì trồng mía rất phấn khởi, sau 2 năm mía khó tiêu thụ, giờ được thu mua với giá từ 5.000 - 6.000 đồng/ cây. Nhiều hộ đã bán và có được thu nhập khá. Diện tích còn lại cũng đã có nhiều tư thương đặt mua” - Đồng chí Trương Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phúc chia sẻ.

  Vài năm trở lại đây, nhờ sự hỗ trợ từ Dự án giảm nghèo, xã Đa Phúc đã phát triển vùng trồng cà gai leo lên 100 ha. Trong ảnh: ông Bùi Thế Nganh, xóm Ráng  chăm sóc vườn cà gai leo của gia đình.

Với đồng đất khá rộng, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, nhiều năm trở lại đây, Đa Phúc phát triển mạnh vùng trồng mía tím và mía nguyên liệu. Trong năm 2016, tổng diện tích đất gieo trồng của xã hơn 1.436 ha, trong đó diện tích mía trên 400 ha (bằng 66,67% so với cùng kỳ). Cây mía được trồng rải rác ở 15 xóm,  tập trung nhiều nhất ở các xóm: Ráng (100 ha), Hang (trên 50 ha), Heo (trên 40 ha). Theo thống kê của đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, không ít hộ đã gắn bó với cây mía nhiều năm qua. Một số hộ duy trì diện tích trồng mía trên 1 ha, điển hình như hộ các ông: Bùi Văn Tâm, Bùi Văn Lực (xóm Ráng); Bùi Văn Đầy, Bùi Công ơn (xóm Hang); Bùi Văn Thắng, Quách Văn Hợp (xóm Heo).

Cùng đồng chí Bùi Thế Nganh, Bí thư chi bộ xóm Ráng vào khu sản xuất của xóm, có thể thấy rõ sự nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân. Ngoài những vườn sắn, mía, ngô đan xen đã xuất hiện một số mô hình gia trại kết hợp giữa trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Gia đình ông Bùi Văn Pi là điển hình tiêu biểu. ông Pi cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu trồng mía tím nhưng do đầu ra không ổn định nên đã chuyển một phần diện tích sang trồng táo, cam, bưởi và trồng cỏ nuôi bò. Sau 2 năm, kết quả bước đầu khá khả quan, cây táo đã cho thu hoạch. Gia đình kỳ vọng đây sẽ là hướng đi đem lại nguồn thu nhập  khá”.

Một loại cây trồng khá mới mẻ gần đây được đưa vào trồng ở xóm Ráng cũng như một số xóm khác của xã Đa Phúc là cà gai leo. “Hiện nay, xóm Ráng có khoảng 8 ha trồng cà gai leo. Những năm đầu, doanh nghiệp thu mua với giá khá cao (70.000 - 80.000 đồng/kg) nên hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần cây trồng khác. Thế nhưng, đến nay, giá thu mua sụt giảm mạnh, chỉ còn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, vì vậy những hộ chuyển đổi sang trồng cà gai leo khá lo lắng” - Đồng chí Bí thư chi bộ xóm Ráng cho biết.

Theo thống kê của UBND xã Đa Phúc, diện tích trồng cà gai leo trong năm 2016 của xã có 200 ha. Con số này đã nói lên sự kỳ vọng  của bà con đối với cây cà gai leo. “Tiềm năng trồng cà gai leo ở xã rất lớn nhưng với giá sụt giảm như hiện nay thì hiệu quả kinh tế đem lại cũng chỉ bằng ngô, sắn nên chưa tạo được sự đột phá. Để đưa cà gai leo trở thành cây trồng chủ lực, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh kết nối với các đơn vị thu mua, triển khai xây dựng xưởng chế biến tại xã” - Đồng chí Trương Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phúc nhấn mạnh.

Qua ghi nhận thực tế, có thể thấy việc đưa cây mía hay cà gai leo vào canh tác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của xã Đa Phúc. Tuy nhiên, “bài toán”, đầu ra, giá thành sản phẩm tạo ra những thử thách thật sự đối với hành trình xóa đói - giảm nghèo của xã 135 này. Cùng với sự nỗ lực của chính quyền và người dân, Đa Phúc rất cần sự quan tâm, định hướng, kết nối với các doanh nghiệp của cơ quan chức năng để công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực.

                                                                                Viết Đào

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục