(HBĐT) - Trước đây, trên cánh đồng không mấy bằng phẳng của xóm Vín Hạ, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) người dân trồng sắn để cải thiện cuộc sống nhưng kết quả mong đợi không cao. Cũng với cánh đồng này, khi Dự án Giảm nghèo triển khai liên kết trồng và tiêu thụ mía đường kể từ niên vụ 2016, trong đó bà con được hỗ trợ giống, phân bón, kết nối với đơn vị tổ chức thu mua giúp đỡ về kỹ thuật và đầu ra sản phẩm, thu nhập của người dân đã có sự khác biệt, đời sống khấm khá hơn.

 

  Nhân dân vùng Dự án Giảm nghèo xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) thu hoạch mía liên kết trồng và tiêu thụ.

Khi chúng tôi đến cánh đồng Vín Hạ cũng là lúc bà con đang bận rộn thu hoạch mía cuối vụ. Ai nấy lưng áo đẫm mồ hôi nhưng trên khuôn mặt, ánh nhìn của người nông dân chan chứa niềm lạc quan, phấn khởi. Xe chở nguyên liệu tiến vào tận bãi, bà con chỉ việc chặt, buộc thành từng vác nhỏ, cân rồi xếp gọn lên xe. Anh Bùi Văn Luân, trưởng nhóm liên kết trồng và tiêu thụ mía chia sẻ: Bà con mừng lắm, không ngờ khi chuyển sang trồng mía, tham gia liên kết, lợi ích đem lại thấy rõ. Mừng nhất là mía phát triển rất tốt, bình quân năng suất đạt 70 - 73 tấn/ha. Với giá thu mua từ Công ty mía đường Hòa Bình ổn định, thay vì 20 - 30 triệu đồng/ha như khi trồng sắn, mỗi ha mía bà con có mức thu nhập trên, dưới 80 triệu đồng. Toàn bộ diện tích cánh đồng 14 ha hiện đã trồng mía theo mô hình liên kết trồng và tiêu thụ, tổng  cộng có 98 hộ dân trong xóm tham gia. Bà con sau thu hoạch niên vụ đầu đã triển khai ngay việc chăm sóc cho diện tích mía lưu gốc.

Tại xã đặc biệt khó khăn Ngọc Lâu, liên kết trồng và tiêu thụ mía đường triển khai ở niên vụ 2016 đem lại cho bà con vùng nghèo những tín hiệu vui. Liên kết được thực hiện tập trung ở các xóm Xê, Khộp, Đầm, Băng với tổng diện tích trên 30 ha. Đến thời điểm này, bà con nông dân đã thu hoạch gần xong diện tích mía đã trồng, năng suất xấp xỉ 80 tấn/ha. Theo đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã, so với trồng sắn, trồng ngô thì trồng mía cho thu nhập cao hơn. Mặt khác, đầu ra sản phẩm được Dự án liên kết bao tiêu nên các hộ yên tâm sản xuất. Thấy rõ lợi ích của việc tham gia mô hình liên kết trồng và tiêu thụ, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện khi dự án triển khai, đồng thời tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích trồng mía với dự kiến tăng lên 80 ha trong năm nay. Trên đà thành công, nguyện vọng của các hộ nghèo mong muốn cùng với mở rộng diện tích sẽ được Dự án tiếp tục hỗ trợ một phần, người dân được vay vốn ưu đãi của ngân hàng và yếu tố đầu ra ổn định.

Liên kết trồng và tiêu thụ được Dự án Giảm nghèo tỉnh thực hiện từ giai đoạn 2010 – 2015 và nhân rộng ở giai đoạn bổ sung kéo dài 2016 - 2018. Có một lợi thế là ở giai đoạn này, huyện Lạc Sơn được xác định là vùng trọng điểm cung cấp mía nguyên liệu tại chỗ cho Công ty mía đường Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Tấn, Phó Ban quản lý Dự án giảm nghèo huyện cho biết: Mô hình liên kết là một trong những hoạt động trọng tâm góp phần cải thiện sinh kế. ở giai đoạn trước, dự án đã triển khai các liên kết trồng gừng, chanh leo nhưng phải đến liên kết trồng và tiêu thụ mía, hiệu quả mang lại mới rõ rệt. Trong khuôn khổ mô hình liên kết, các vùng Dự án trên toàn huyện hiện trồng 123ha. Thông qua tham gia liên kết, bà con cơ bản nắm bắt quy trình kỹ thuật. Trồng mía cũng phù hợp với trình độ canh tác thuần nông, chất đất và khí hậu nơi đây. Năng suất, sản lượng thu hoạch mía vừa qua minh chứng cho việc bước đầu thực hiện thành công, tạo chuỗi liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp bao tiêu gắn bó. Phía Dự án hi vọng với việc hỗ trợ sản xuất và làm cầu nối liên kết, hộ nghèo, cận nghèo ở các xã vùng nghèo được hỗ trợ sinh kế, tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.

                                                                                 

                                                                    Bùi Minh 

 

 

   

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục