(HBĐT) - Nam Phong là xã được huyện Cao Phong chọn về đích NTM trong năm 2016. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, đến thời điểm này, xã Nam Phong đã hoàn thành 19 tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

 

Xã Nam Phong hiện có 1.015 hộ với 4.298 nhân khẩu, sinh sống ở 10 xóm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó, cây có múi và mía là chủ lực. Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với nhiều khó khăn, xã đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, bám sát các nhiệm vụ chính trị KT -XH của xã để hoàn thành các tiêu chí.  

Người dân xã Nam Phong (Cao Phong) áp dụng KHKT vào trồng cam đem lại thu nhập bình quân 600 triệu đồng /ha.

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhân dân được tham gia thảo luận, bàn bạc công khai, dân chủ về các tiêu chí, tạo sự đồng thuận cao. Qua hơn 6 năm triển khai (2010-2016) xã Nam Phong đã huy động được nguồn lực trên 105 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.ư 2, 1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 20 tỷ đồng, ngân sách huyện 9, 2 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 54 tỷ đồng; nhân dân đóng góp bằng tiền mặt, hiến đất, tài sản trên đất, ngày công lao động gần 20 tỷ đồng. Từ nguồn lực trên, xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó dành 20 tỷ đồng cho việc xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông. Đến nay, đường trục thôn liên thôn đã cứng hoá được 6,2 km; đường ngõ xóm cứng hoá 4 km và cứng hoá 4, 6 km đường trục chính nội đồng. Xã dành 2, 7 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa 20 km mương bai phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Cùng với các nguồn Chương trình 134, Chương trình 167 hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, xã vận động nhân dân xây dựng mới và nâng cấp nhà ở theo chuẩn với kinh phí 6, 7 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn xã không còn nhà tạm, dột nát. Bên cạnh đó, xã đặc biệt chú trọng đến tiêu chí trường học. Hiện tại, toàn xã có 3 trường học. Cơ sở vật chất của các trường được trang bị đầy đủ, khang trang theo quy chuẩn và có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Hiện, trường mầm non và trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2, trường THCS đang phấn đấu đạt chuẩn. Trạm y tế xã được quan tâm xây dựng và đầu tư trang thiết bị y tế đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu khám - chữa bệnh cho người dân. `  

Đồng chí Bùi Xuân Tươi, Chủ tịch UBND xã Nam Phong cho biết: Để  cán đích NTM, những năm qua, chính quyền xã luôn quan tâm đến phát triển kinh tế, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giúp người dân xóa đói - giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống. Với các chủ trương phù hợp với tình hình thực tế, xã  tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, chăn nuôi. Xã khuyến khích người dân phát triển các ngành nghề dịch vụ. Nhiều hộ dân đã đổi mới tư duy, năng động trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo. 6 năm qua, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ trên 700 lượt hộ vay vốn với số tiền 54 tỷ đồng mở rộng SX -KD. Đến nay, xã chuyển đổi cơ bản diện tích cấy lúa sang trồng mía, đất vườn đồi sang trồng cam, quýt, bưởi đỏ, bưởi Diễn, nhãn mang lại giá trị kinh tế cao, bình quân thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng /ha trồng mía và thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng /ha trồng cam. Nhờ vậy, hết năm 2016, thu nhập bình quân đạt 29 triệu đồng /người. Xã còn 118 hộ nghèo chiếm 11,62%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 99%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 95%; 78% hộ đạt gia đình văn hoá; trên 90% người dân dùng nước sạch hợp vệ sinh... ANTT trong xã được bảo đảm, người dân yên tâm lao động sản xuất.

                                                              Hải Linh 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục