(HBĐT) - Ngày 20/4, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ PCI của tỉnh chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả chỉ sô năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2016, triển khai kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tinh năm 2017, định hướng đến năm 2020. Tham gia cuộc họp có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, đại diện các tổ chức Hội DN của tỉnh.

 

Theo đánh giá của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tỉnh ta xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng PCI năm 2016, tụt 6 bậc so với năm 2015. Hòa Bình nằm trong 6 tỉnh thuộc nhóm trung bình và đứng thứ 7/14 các tỉnh miền núi phía Bắc. Phần lớn các chỉ số thành phần của tỉnh đều thấp hơn mức trung bình của cả nước. Nếu so với các tỉnh ở tốp đầu thì điểm số của tỉnh còn cách rất xa, nhất là các chỉ số : Chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, chính sách đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Thời gian doanh nghiệp làm các thủ tục để đi vào hoạt động còn kéo dài. Doanh nghiệp gặp khó khăn khi làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiếp cận các thông tin về kế hoạch, quy hoạch. Chất lượng đào tạo lao động chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Từ chủ trương của lãnh đạo tỉnh đến việc thực hiện của các sở, ngành và chính quyền cơ sở vẫn còn khoảng cách dài.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.

 

Tại cuộc họp đã ghi nhận nhiều ý kiến của doanh nghiệp, cơ quan QLNN, UBND các huyện, thành phố phân tích đánh giá kết quả PCI năm 2016, đề xuất giải pháp khắc phục những chỉ số PCI yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.

 

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Trước hết phải có nhận thức đúng đắn, thấu đáo về tầm quan trọng của chí số PCI là thước đo đánh giá năng lực, hiệu quả điều hành kinh tế của chính quyền, cả hệ thống chính trị và cũng là chi số đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đối với cơ quan nhà nước các cấp. Nếu chỉ số PCI của tỉnh luôn ở mức thấp và không cải thiện thì mục tiêu phấn đấu của tỉnh đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020 sẽ rất khó khăn.

 

Đồng chí Chủ tịch UBND tinh yêu cầu: Thành viên BCĐ PCI, các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện Quyết định số 255, ngày 28/2/2017 của UBND tỉnh về kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng chỉ số PCI của tỉnh năm 2017 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020. Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xác định cụ thể những chỉ số thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức nào để đề xuất giải pháp cụ thể; các cơ quan, tổ chức được giao cải thiện chỉ số PCI; Tập trung khắc phục những chỉ số yếu kém như: Hỗ trợ doanh nghiệp, tính minh bạch, hỗ trợ pháp lý; nâng cao thứ hạng các chỉ số còn thấp như tiếp cận đất đai, hỗ trợ đào tạo lao động, chi phí không chính thức... nghiên cứu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính tối đa không quá 2/3 thời gian quy định của nhà nước Trong thực hiện phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu, gắn với cơ chế kiểm soát, xác định khung thời gian cụ thể để đôn đốc, tập trung nâng cao hiệu quả phối hợp, trình độ cán bộ, công chức trong giải quyết các thủ tục hành chính; làm tốt công tác chuẩn bị sớm đưa Trung tâm hành chính công tỉnh đi vào hoạt động, xây dựng chính quyền đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế.

 

                                                    LC

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục