(HBĐT) - Cùng cán bộ xã Noong Luông (Mai Châu), chúng tôi đến thăm gia đình ông Hà Văn Tám - xóm Noong Luông. ông Tám cho biết: Gia đình tôi đang nuôi nhốt vỗ béo 5 con bò. Nhà tôi nuôi bò từ lâu nhưng toàn thả rông, gần đây mới bắt đầu nuôi nhốt. Gia đình tận dụng các sườn đồi để trồng được hơn 1.000 m2 cỏ, hàng ngày cắt cỏ cho bò ăn. Bò nuôi nhốt được tiêm phòng đầy đủ nên ít bị bệnh, khỏe mạnh. Bò chăm sóc tốt, 1 năm có thể xuất bán với giá từ 18 - 20 triệu đồng/con. Hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nuôi thả rông.

 

  Gia đình ông Hà Văn Tám, xóm Noong Luông, xã Noong Luông (Mai Châu) nuôi nhốt bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.

Xóm Noong Luông có 72 hộ, 100% số hộ đều nuôi nhốt bò vỗ béo với tổng số khoảng 140 con, trong đó có nhiều hộ nuôi từ 4 - 6 con. Cùng với xã Noong Luông, phong trào nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo đã lan rộng sang các xóm khác, là một trong những hướng thoát nghèo hiệu quả của xã.

Đồng chí Ngần Văn Dụ, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trở ngại lớn nhất trong phát triển kinh tế của xã đó là diện tích canh tác ít. Diện tích cấy lúa cả năm của xã chỉ có khoảng 20 ha. Thiếu nước tưới nên người dân đã cải tạo các thửa ruộng ven chân đồi để trồng ngô, lạc….Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 mới chỉ đạt 9,7 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn trên 51%. Trước thực tế của xã, chúng tôi xác định hướng thoát nghèo phù hợp hơn cả là tận dụng những thế mạnh sẵn có để phát triển nông nghiệp. Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hướng đi hiệu quả được Noong Luông tập trung thực hiện là vận động người dân trồng cỏ nuôi nhốt trâu, bò, vỗ béo.

Theo số liệu thống kê của UBND xã, hiện nay toàn xã nuôi nhốt khoảng 900 con bò, 45 con trâu, trên 600 con lợn và hơn 16.000 gia cầm, đạt kế hoạch đề ra về lĩnh vực chăn nuôi. Để việc nuôi nhốt bò vỗ béo đạt hiệu quả cao, xã đã vận động người dân mở rộng diện tích trồng cỏ, tận dụng các sườn đồi, ruộng bỏ hoang. Đặc biệt, một số hộ ân còn mạnh dạn trồng cỏ ở các ruộng trồng ngô năng suất thấp.

Đồng chí Hà Văn Thảo, trưởng xóm Noong Luông cho biết: Thực hiện tốt việc nuôi nhốt trâu bò cũng như để đảm bảo cho việc trồng trọt của bà con, các xóm khi xây dựng hương ước đã có điều khoản về việc không được thả rông trâu, bò; trâu bò phải có người chăn dắt. Nếu thả rông ăn ngô, ăn lúa, hoa màu của bà con sẽ bị phạt nặng… Thực tế đã có những trường hợp bà con phải bán bò đi để đền hoa màu. Do đó, hiện nay, đa phần các hộ gia đình đều nuôi nhốt trâu, bò. Nhờ vậy, việc tiêm phòng được đảm bảo với khoảng trên 90% trâu, bò được tiêm phòng dịch bệnh.

Bò thịt hiện nay được thị trường ưa chuộng, có giá bán dao động từ 18 – 25 triệu đồng/con tùy theo trọng lượng lại phù hợp với điều kiện thực tế và nhân lực tại chỗ nên đang được xã Noong Luông quan tâm phát triển. Xã tiếp tục tuyên truyền, vận động hướng dẫn các  gia đình làm chuồng trại đúng quy cách, thực hiện tốt việc tiêm phòng dịch bệnh, phấn đấu nâng tổng đàn bò toàn xã lên trên 1.000 con, góp phần tích cực vào việc giảm nghèo của xã.

                                                                             Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục