(HBĐT) - Trái ngược với không khí vui ngày mùa thôn quê, vụ này, nông dân xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) bồn chồn vì vụ sản xuất thất bát, lúa bạc, lá khô, hạt lép. ông Bùi Văn Chính, xóm Rậm than thở: Lâu nay, bà con thường mua giống BC 15 ở trung tâm huyện, năng suất tốt, hạt dẻo, thơm lại bán được giá. Vụ này lúa cũng phát triển tốt, lá xanh, trổ cờ, đơm đòng, có bông nhưng hạt lại lép. Xóm có khoảng 90 hộ dân, hầu hết các hộ cấy giống BC 15 năng suất đều kém, có nhà bị mất 2 sào, có nhà tới 5-6 sào.


Lúa trên cánh đồng xóm Rậm, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông có bông nhưng hạt lép.

Gia đình bà Bùi Thị Sinh cấy 2 sào, vụ này thu được khoảng chục kg thóc. Bà Sinh chia sẻ: Hàng năm, giống lúa BC15 có năng suất tốt và thơm dẻo lại được giá. Chẳng biết vụ này đến ngày thu hoạch lúa cứ héo dần và khô lại, có bông nhưng hạt lại lép. Đời sống người dân chủ yếu làm nông nghiệp rất khó khăn.

Hộ ông Bùi Văn Lăng cấy 6 sào, trước đây thu cả tấn thóc, còn vụ này chỉ thu được mấy chục kg. Không chỉ xóm Rậm, nhiều hộ dân ở các xóm khác như Cọ, Anh 2… đều bị thiệt hại ở vụ xuân này. Lúa BC15 bị bạc trắng, lá khô, hạt lép chẳng khác gì rơm. Trước sự việc này, chính quyền xã Thượng Cốc đã báo cáo cấp trên mong muốn tìm rõ nguyên nhân vì sao lúa không có năng suất.

Ông Bùi Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lạc Sơn cho biết: Cơ quan chuyên môn và UBND các xã đang thống kê thiệt hại của lúa báo cáo UBND huyện. Bước đầu rà soát cho thấy, có hai nguyên nhân dẫn tới năng suất lúa bị giảm là diện tích bị hạn và diện tích lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông. Diện tích bị bệnh tập trung vào trà muộn cấy từ ngày 15 - 20/2.

Ngày 23/5, UBND huyện Lạc Sơn đã ban hành công văn khẩn chỉ đạo các xã phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa vụ xuân 2017. Trong đó nêu rõ: Trên đồng ruộng bệnh đạo ôn cổ bông đang gây hại mạnh, tỷ lệ phổ biến từ 5-10% bông bạc, cao là 15-25% bông bạc, cục bộ từng ruộng trên 50% diện tích, trên giống BC 15 giai đoạn ngậm sữa, chắc xanh. Tổng diện tích bị nhiễm bệnh khoảng 30 ha (15 ha bị nhiễm nhẹ, 10 ha nhiễm trung bình, 5 ha nhiễm nặng ở các xã: Vũ Lâm, Văn Nghĩa, Xuất Hóa, Yên Nghiệp, ân Nghĩa, Yên Phú, Tân Lập, Thượng Cốc…).

Trước đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã gửi công văn tới các huyện, thành phố khuyến cáo giải pháp phòng trừ bệnh đạo ôn. Công văn nêu rõ: Bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện gây hại từ trung tuần tháng 2, sớm hơn trung bình nhiều năm, trên các vùng ổ bệnh cũ, giống nhiễm là BC 15, Khang dân, nếp, tẻ thơm, nhị ưu 838. Với điều kiện thời tiết thuận lợi, cây lúa ở giai đoạn mẫm cảm, bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh, lây lan mạnh trên các trà lúa, giống nhiễm, gây thiệt hại nặng từng chòm hay cả ruộng lúa. Đây là nguồn nấm nhiễm bệnh lây nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông cho diện tích lúa trà sớm, chính vụ trỗ bông từ giữa tháng 4, đầu tháng 5/2017.

 

                                                                                        L.C

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục