(HBĐT) - Xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) gồm 19 xóm, hơn 1.400 hộ và 6.000 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, vấn đề nước tưới luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên để sản xuất nên vào những tháng mùa khô, bà con thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu nước tưới.


Bai dâng nước xóm Quạng 1, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) được xây dựng hơn 40 năm. Do đất bồi nên hiện tại, bai chỉ còn sâu gần 1 m, nước khan hiếm, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân.

 Hiện, toàn xã có 6 hồ chứa nước ở các xóm Bùi, Cóc, Sống, Vỉn, Quạng, Biệng và 7 bai dâng ở các xóm Mu, Phung, Cuốc, Quạng, Biệng, Đôi, Cút. Với 13 công trình trữ và dẫn nước nhưng mỗi khi đến mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) bà con luôn trăn trở với câu hỏi: Làm sao để có đủ nước tưới ? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ cho biết: "Do phải phụ thuộc vào tự nhiên và nước dẫn từ khe núi nên đa số các công trình trữ và dẫn nước chưa đảm bảo lượng nước tưới cho bà con. Các công trình hồ chứa được xây dựng cách đây 30 - 40 năm đã xuống cấp. Diện tích các hồ chứa cũng bị thu nhỏ so với ban đầu do việc bồi lắng hằng năm và một phần do sạt lở từ đồi, núi quanh hồ”. Trong số 7 bai dâng ở xã, chỉ có 2 bai dâng xóm Đôi và xóm Cút chưa được kiên cố hóa, còn lại đều đã được bê tông hóa phục vụ dẫn nước ra đồng cho người dân. Hiện, 100% hồ chứa vẫn chưa được đầu tư xây dựng, kiên cố hóa theo tiêu chuẩn. Duy chỉ có hồ Luộc ở xóm Sống được đầu tư mở rộng diện tích và hồ Rộc Chu ở xóm Cóc được khắc phục, nạo vét sau sự cố sạt lở do mưa bão năm 2016.

Do phụ thuộc hoàn toàn vào nước tự nhiên nên mỗi khi đến mùa khô, trời ít mưa, các khe cạn nước, kéo theo đó là các công trình không đủ lượng nước dự trữ do nguồn nước trở nên khan hiếm. Vì vậy, việc sản xuất của bà con cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Xã thường xuyên cấy muộn vụ chiêm -xuân khoảng 10 ngày so với các xã có điều kiện thuận lợi hơn về nước tưới. Việc sản xuất không kịp thời vụ dẫn đến giảm năng suất nông sản của bà con. Hơn nữa, vấn đề thiếu nước cũng ảnh hưởng phần nào đến đời sống sinh hoạt của người dân. Xã đang sử dụng 1 trạm bơm nước sạch đặt tại xóm Đôi. Mỗi khi khan hiếm nước, trạm phải phân phối nước cho người dân sử dụng theo giờ, theo xóm. Trước đây, người dân đa số sử dụng nước giếng nhưng nay nhiều giếng đã bị lấp do cạn nước.

Chúng tôi đến công trình bai dâng tại xóm Quạng 1, đồng chí Bí thư chi bộ Bùi Văn Nghị giãi bày: "Công trình bai dâng của xóm đã có hơn 40 năm nay, trước đây được xây bằng đá, bai sâu khoảng 2 - 2,5 m. Đến năm 2000, bai được bê tông hóa và xây cao hơn so với trước, tuy nhiên, do đất bồi hằng năm nên đến nay chỉ còn sâu gần 1 m, có chỗ chỉ vài chục phân gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp nước tưới cho bà con trong xóm. Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền xem xét đầu tư nâng cấp, tu sửa lại công trình bai dâng để việc sản xuất của bà con không bị ảnh hưởng”. Ngoài ra, đoạn kênh mương dài 700 m của xóm được xây từ năm 2000 bằng vật liệu đá cũng đã xuống cấp nghiêm trọng với nhiều chỗ nứt, vỡ, nước rò rỉ nhiều. Thậm chí, có hiện tượng nước chảy từ đầu mương nhưng đến cuối mương chẳng sót lại được bao nhiêu. Mặc dù tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương của xã đạt 70% thế nhưng những đoạn kênh mương xuống cấp cần nhanh chóng được tu sửa, tránh để ảnh hưởng đến việc dẫn nước tưới phục vụ sản xuất cho nhân dân.

Để khắc phục khó khăn xung quanh vấn đề nước tưới, xã Ngọc Mỹ đã trình cấp trên xem xét hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, tu sửa, nạo vét các bai, hồ chứa. Đồng thời, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: "Tuy không đảm bảo về nước tưới cho người dân do những yếu tố khách quan nhưng xã vẫn đảm bảo lương thực hàng năm nhờ vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, kết hợp trồng lúa với trồng màu. Vào mùa khô, bà con chủ yếu trồng ngô, lạc, sắn. Trên diện tích ruộng không cấy được thì tập trung trồng mía. Năm 2016, diện tích mía của xã đạt 46,5 ha, giá trị khoảng 9,3 tỷ đồng”. Ngoài ra, vào những năm thiếu nước, huyện hỗ trợ kinh phí mua dầu chạy máy bơm nước để nhân dân các xóm yên tâm lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống.


                                                                                            Thanh Sơn

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục