(HBĐT) - Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện 36 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thuộc tỉnh Hòa Bình (đã thực hiện cổ phần hóa) đang sử dụng 645.683,7 m2 đất phi nông nghiệp với 176 khu đất tại 10 huyện, thành phố. Số DN sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước ít. Còn lại là những khu đất ở vị trí đẹp "đất vàng” đang bị bỏ hoang, cho thuê hoặc chuyển mục đích sử dụng không đúng thẩm quyền. "Chít” lại những "lỗ hổng” trong công tác quản lý là điều cần sớm được quan tâm để quỹ đất giá trị này không bị lãng phí mà đem lại nguồn thu ổn định cho "túi” ngân sách vốn rất eo hẹp của tỉnh nhà.

Bài 1- Nhiều khu đất công trở thành… đất "ông”!

Dãy nhà cấp 4 sập xệ tiếp giáp QL 6A, thuộc tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn)đã được Công ty CP Công nghệ phẩm Hòa Bình cho các hộ dân thuê lại để kinh doanh các mặt hàng ăn uống, gây mất mỹ quan đô thị.

Đây là "hiện tượng” mà một số đại biểu HĐND tỉnh đã phát hiện qua cuộc khảo sát, giám sát công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp tại các DNNN sau khi cổ phần hóa (CPH) trên địa bàn tỉnh. Khảo sát gián tiếp (qua báo cáo) ở 12 công ty, khảo sát trực tiếp tại 4 công ty và giám sát trực tiếp đối với Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy: Vị trí đất của hầu hết các DN được giao (sau CPH) đều ở nơi thuận lợi, chủ yếu là ở trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ. Tuy nhiên, hoạt động SX-KD của nhiều DN sau CPH, gặp khó khăn dẫn đến việc quản lý, sử dụng đất không hiệu quả. Sau CPH có 8 DN chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với một số khu đất DN đang quản lý, sử dụng). Một số công ty do không có nhu cầu sử dụng đất đã bán thanh lý tài sản tại một số khu đất. Theo quy định, DN sau CPH được Nhà nước cho thuê đất (trả tiền thuê đất hàng năm), thế nhưng vì công tác quản lý có phần lỏng lẻo, trong suốt thời gian dài không được hỏi tới nên một số DN không trực tiếp SX-KD trên khu đất ấy đã cho thuê lại quyền sử dụng đất (dưới danh nghĩa cho thuê tài sản hoặc chuyển nhượng tài sản trên đất) cho DN tư nhân, hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại với giá trị bán tài sản lớn (có thương vụ lên tới hàng chục tỷ đồng).

Tình trạng đất công đang dần chuyển thành đất… "ông” đã được cơ quan quản lý Nhà nước và nhân dân nhận diện. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn cho biết: Hiện Chi nhánh Công ty CP Công nghệ phẩm Hòa Bình tại huyện Lương Sơn được giao quản lý, sử dụng diện tích đất 154 m2 (đã trừ hành lang giao thông QL 6A), tài sản gắn liền trên đất là 11 gian nhà được xây dựng từ năm 1960, tại Tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn. Về hồ sơ đất đai, công ty chưa lập hồ sơ, chưa ký hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công ty đã cho Ngân hàng Đầu tư - chi nhánh Lương Sơn thuê 4 gian nhà, diện tích khoảng 100 m2 (không có chứng thực của cơ quan Nhà nước), thời hạn thuê 5 năm; cho hộ bà Lê Thị Dần thuê 1 gian với diện tích 26 m2 để bán hàng (đã hết hạn hợp đồng từ tháng 6/2008, nhưng đến nay chưa ký lại hợp đồng mới); cho hộ bà Đặng Thị Nguyệt thuê 3 gian với diện tích 78 m2 để bán hàng (đã hết hạn hợp đồng từ tháng 1/2014, chưa ký lại. Ngoài ra, công ty giao cho 2 nhân viên chi nhánh, mỗi người 1 gian diện tích 26m2 để tổ chức kinh doanh (mỗi tháng đóng góp 200.000 đồng tiền xây dựng). Còn lại 1 gian với diện tích 26 m2 được sử dụng làm trụ sở Chi nhánh Công ty CP Công nghệ phẩm Hòa Bình.

Số tiền mà công ty thu được từ việc cho thuê các gian bán hàng nêu trên, công ty chưa cung cấp được các hóa đơn, chứng từ để chứng minh đã nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Với công ty CP lương thực Hà Sơn Bình: Theo Hợp đồng số 91/HĐTĐ ngày 01/10/2012 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Công ty CP Lương thực Hà Sơn Bình thì công ty được thuê 3.312,3 m2 tại tiểu khu 8 thị trấn Lương Sơn với mặt tiền hàng chục mét, ngay sát tuyến QL 6A để làm cơ sở SX-KD. Thời hạn thuê đất đến hết ngày 20/11/2056. Hiện trạng sử dụng đất của công ty được nêu rõ: Đã cho 8 cán bộ, công nhân viên (cũ) mượn không có giấy tờ phần đất phía mặt QL 6A để xây dựng nhà kinh doanh, bán hàng tạp hóa (diện tích khoảng 500 m2). Diện tích làm văn phòng 130m2; 800 m2 được sử dụng làm kho chứa nông sản mới (kho cũ được xây dựng từ năm 1975 với diện tích 120m2 đã cũ nát, sệp xệ nhưng vẫn để tồn tại trên đất), một nhà sấy nông sản diện tích 300 m2, trạm cân 30 m2 và diện tích lớn 1.932,3 m2 để làm sân.

Theo đánh giá của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn, việc quản lý, sử dụng đất của Công ty CP Lương thực Hà Sơn Bình chưa phù hợp, hiệu quả. Thế nhưng khi được hỏi: việc sử dụng đất không hiệu quả, liệu công ty có trả lại đất cho Nhà nước? Đại diện công ty trả lời: Hiện, công ty đang nghiên cứu, xây dựng phương án kinh doanh phù hợp. Do vậy, công ty không có phương án trả lại cho tỉnh. (Công ty CP Lương thực Hà Sơn Bình được thành lập theo Quyết định số 2997, ngày 31/10/2005 của Bộ NN&PTNT; trụ sở chính tại đường 430, cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông - TP Hà Nội).

Đồng chí Trần ánh Dương, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) cho biết: Đó mới là "phần nổi trong tảng băng chìm” mà các đại biểu HĐND và đại diện một số cơ quan chức năng thấy được qua quá trình khảo sát trực tiếp công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp tại các DNNN sau CPH tại huyện Lương Sơn. Còn phần "chìm” mà các đại biểu HĐND, cơ quan quản lý Nhà nước và cả người dân đã thấy các DN sau CPH tự ý sử dụng đất sai mục đích, sai quy định là không nhỏ. Hệ lụy của những sự vụ này là làm thất thu ngân sách Nhà nước, phá vỡ cảnh quan, quy hoạch của địa phương, thậm chí có tranh chấp đất đai gây bức xúc trong nhân dân.

 

                                                                     Thúy Hằng (Còn nữa)

Bài 2- Cần "chít” lại những "lỗ hổng” trong quản lý đất đai

 


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục