(HBĐT) - Phân xưởng vận hành - Công ty thủy điện Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là khai thác vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất điện, chống lũ, chống hạn, tưới tiêu, giao thông đường thuỷ có hiệu quả, đảm bảo phương thức vận hành nhà máy an toàn, kinh tế.

 


Cán bộ, kỹ sư Công ty thủy điện Hòa Bình bàn giải pháp quản lý, vận hành công trình an toàn, hiệu quả. Cán bộ, kỹ sư Công ty thủy điện Hòa Bình bàn giải pháp quản lý, vận hành công trình an toàn, hiệu quả.

Quản đốc Phân xưởng Trương Đình Thịnh cho biết: Phân xưởng vận hành được giao nhiệm vụ vận hành trong dây chuyền sản xuất điện năng của Công ty thuỷ điện Hoà Bình. Phân xưởng đã vận động toàn thể cán bộ, công nhân viên hưởng ứng phong trào thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện qua các hành động thiết thực như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong công tác, chung sức xây dựng doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Trong đó, phân xưởng phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt công tác sửa chữa, bảo trì thiết bị. Chấp hành tốt quy trình vận hành. Phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác dự báo và xả lũ theo quy trình vận hành liên hồ đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 17/9/2015. Chấp hành nghiêm các quy trình vận hành, xả lũ; kịp thời bổ sung, hiệu chỉnh quy trình khi có thay đổi liên quan đến công trình thủy điện. Thông tin kịp thời về lượng mưa, tình hình thủy văn trên toàn tuyến sông Đà để thực hiện tốt công tác phòng, chống lũ bão. Bố trí các đợt tập huấn trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có điều kiện. Trong sản xuất vận hành, phân xưởng luôn hoàn thành nhiệm vụ phát sản lượng vượt mức kế hoạch, đảm bảo phương thức vận hành an toàn, không xảy ra sự cố chủ quan, không có tai nạn lao động, không có cháy nổ, xử lý nhanh chóng các sự cố khách quan. Trong vận hành nhà máy, thường xuyên kiểm tra thiết bị theo lịch, đảm bảo thiết bị làm việc an toàn, phát hiện và xử lý kịp các khiếm khuyết thiết bị. 

Những năm qua, Phân xưởng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp vào thành tích chung của Công ty thủy điện Hòa Bình. Trong các năm 2015-2017, Phân xưởng vận hành đã phát hiện được nhiều khiếm khuyết thiết bị quan trọng ảnh hưởng đến phương thức vận hành, giúp Công ty tổ chức xử lý, khắc phục kịp thời, góp phần hoàn thành vượt mức sản lượng điện năng mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao. Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, quy trình trực ca. Thực hiện biện pháp an toàn phục vụ các thiết bị đưa ra sửa chữa đại tu, trung tu, tiểu tu; Thao tác làm các biện pháp an toàn, giám sát an toàn các đội công tác trong quá trình đưa các thiết bị ra sửa chữa và đưa vào vận hành an toàn. Giám sát an toàn, nghiệm thu đưa vào vận hành an toàn các tổ máy trong việc đại tu, nâng cấp điều khiển tổ máy H7T7 & H8T8TD92; H5T5&H6T6. Giám sát an toàn thi công thay thế các máy cắt 220 KV thuộc dự án Tây Hà Nội; các dao cách ly và TI 220 KV theo kế hoạch an toàn. Thực hiện tốt công tác cấp phiếu, lệnh công tác cho các đội công tác thuộc Phân xưởng Điện, Tự động và các đội công tác ngoài công ty.

Trong mùa lũ năm 2017, Công ty cũng như Phân xưởng vận hành đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến thủy văn, điều tiết chống lũ đảm bảo an toàn công trình và hạ du. Trong lũ chính vụ đã thực hiện 3 đợt xả lũ; thao tác 18 lần mở, đóng các cửa xả đáy (từ 1 - 3 cửa). Đặc biệt trong đợt mưa lũ lịch sử, bất thường xuất hiện từ ngày 10 - 12/10/2017, với lưu lượng đỉnh 15.940 m³ /s, trong khi hồ chứa đã đầy nước, Công ty đã chủ động, linh hoạt, xả lũ kịp thời (mở 8 cửa xả đáy) đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời không gây thiệt hại về người và tài sản phía hạ du do xả lũ.

Với những kết quả đó, Phân xưởng vận hành đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn và phong trào thi đua yêu nước.

                                                                            Lê Chung


Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục