(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, KT-XH của tỉnh, TP Hòa Bình có nhiều lợi thế và triển vọng khi thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, đã có một số nông sản chủ lực được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, được nhiều người tiêu dùng biết đến như sản phẩm rượu cần Hòa Bình. Hiện nay, sản phẩm ổi Yên Mông và sả Thống Nhất đang trình Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN công nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.


Điều đáng ghi nhận là tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh diễn ra hồi trung tuần tháng 12/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu "Tôm sông Đà Hòa Bình” và "Cá sông Đà Hòa Bình”, mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân vùng lòng hồ Sông Đà. Dù vậy, về lâu dài, các sản phẩm này vẫn cần được "tạo đà” để khẳng định thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, vào được các thị trường khó tính, siêu thị lớn. 

Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: Xác định đây là chương trình quan trọng, có ý nghĩa trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thành phố đã chủ động tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các xã lựa chọn, đăng ký các sản phẩm thế mạnh, có thể tham gia Chương trình OCOP. Sau khi tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền và hội nghị xét chọn ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố, UBND TP Hòa Bình tổng hợp đăng ký 7 sản phẩm gồm: Chuối Thái Lan của HTX dịch vụ nông nghiệp xã Dân Chủ; sản phẩm chế biến từ hạt sachi và rau dớn bản địa của HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình; rượu cần của hộ gia đình ở tổ 2, phường Phương Lâm; ổi của Hội Nông dân xã Yên Mông; cá sông Đà của tổ hợp tác nuôi cá lồng xóm Bích Trụ, xã Thái Thịnh; tinh dầu sả của HTX nông nghiệp bản Dao xã Thống Nhất.

Để tìm hiểu về thực trạng sản xuất, cơ hội phát triển khi thực hiện Chương trình OCOP, chúng tôi đến HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình. Được biết, từ năm 2016, HTX thí điểm trồng cây sachi tại xã và một số xã của huyện Đà Bắc với diện tích 2 ha. Đến nay mở rộng lên 40 ha. HTX thực hiện liên kết với Công ty Tâm Hoàng Việt thu mua hạt sachi cho bà con. Hiện, sản phẩm hạt sachi được thị trường đón nhận bởi những công dụng hữu ích từ hạt sachi mang lại. HTX mong muốn Chương trình OCOP triển khai sẽ giúp quy hoạch, mở rộng vùng sản xuất cây sachi, chế biến được nhiều sản phẩm từ cây sachi phục vụ người tiêu dùng.



HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình cung cấp cây giống sachi, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Trong thời gian tới, TP Hòa Bình sẽ triển khai Chương trình OCOP rộng khắp ở 15 xã, phường. Trước mắt, giai đoạn 2019 - 2020 tập trung phát triển 7 sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, phục vụ người tiêu dùng. Hiện, thành phố đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc triển khai thực hiện OCOP cho cán bộ và nhân dân hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình. Đồng thời, đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp để có kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp.

Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục