(HBĐT) - Được coi là cửa ngõ của TP Hòa Bình, nằm trong vùng động lực kinh tế quan trọng của tỉnh, huyện Kỳ Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.


 

Công ty CP Sơn Thủy, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) là một trong những doanh nghiệp đóng góp lớn cho ngân sách huyện Kỳ Sơn. Ảnh: L.C

 

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006, nằm trong vùng đệm Khu công nghiệp Mông Hóa, dự án chế biến gỗ của Công ty CP Sơn Thủy, xã Dân Hòa được đánh giá là một trong những dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn. Với việc áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, Công ty không chỉ giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương mà còn là một trong những doanh nghiệp nộp ngân sách cao trong huyện.

Cũng nằm trên địa bàn xã Dân Hòa, dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH JAPFA COMFEED Việt Nam với tổng mức đầu tư hơn 380 tỷ đồng đã góp phần mang lại việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Công ty CP Sơn Thủy và TNHH JAPFA COMFEED Việt Nam là hai trong nhiều dự án phát huy được hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế cho huyện Kỳ Sơn. Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Đề tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, UBND huyện đã ban hành văn bản triển khai Luật Đầu tư và các quyết định, kế hoạch thu hút đầu tư của UBND tỉnh. Ngoài ra, UBND huyện đã tham mưu cho Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 13 về đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị huyện Kỳ Sơn; Kế hoạch số 106 của UBND huyện về thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, UBND huyện cũng đã quyết định thành lập tổ công tác hỗ trợ và giải quyết các vấn đề thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn huyện. Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền đã góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên địa bàn.

Song song với đó, huyện đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, lợi thế của huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút 115 dự án đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, thương mại – dịch vụ, kinh doanh xăng dầu, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, môi trường, thủy sản... Với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 54.882 tỷ đồng. Số lượng và quy mô dự án có tăng dần qua các thời kỳ, giai đoạn.

Các dự án là động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều dự án đi vào hoạt động đóng góp đáng kể vào ngân sách huyện. Bước đầu đã thu hút được các dụ án công nghệ cao trong nông nghiệp như dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao; dự án nông nghiệp công nghệ cao tại xóm Bãi Nổi, xã Hợp Thành. Các dự án đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động địa phương, hạn chế được tình trạng lao động đi làm ăn xa. Đến nay, thu nhập bình quân của huyện đạt 49,2 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,03% so với năm 2017. Huyện có 5 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế từng bước được quan tâm.

Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết thêm: Để phát huy lợi thế, tiềm năng, trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, xây dựng và phát triển gói thông tin và trang web chất lượng cao dành cho các nhà đầu tư nhằm cung cấp đầy đủ và minh bạch hệ thống các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối, tác phong làm việc tinh thần thái độ cởi mở khi giải quyết các công việc đối với người dân và doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng vào các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn. Tham mưu cho UBND huyện tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực địa phương.

P.L


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục