(HBĐT) - VNPT Hòa Bình là đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin hàng đầu trên địa bàn tỉnh. Song hành với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, VNPT luôn có những giải pháp tối ưu giúp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuyển đổi số, bắt kịp thời cuộc cách mạng 4.0.


Đoàn công tác UBND tỉnh thăm quan, tìm hiểu Lab Nông nghiệp thông minh của VNPT Technology 
tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Nhằm tư vấn, giới thiệu dịch vụ tối ưu nhất cho khách hàng, VNPT Hòa Bình chia sản phẩm dịch vụ thành các nhóm dịch vụ theo nhu cầu. Đồng thời, ký kết với các đơn vị như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, LĐLĐ, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh... triển khai tập huấn đào tạo và triển khai các dịch vụ. Trong năm 2019, VNPT Hòa Bình đã phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh triển khai giải pháp quản lý văn bản điện tử giúp giảm thiểu chi phí và các thủ tục quản lý văn bản, hành chính, văn thư. Đặc biệt, mô hình giải pháp quản lý trường học thông minh VNEdu hiện đã có 150 trường học trong tỉnh sử dụng. Đến nay đã có 45.000 phụ huynh học sinh sử dụng ứng dụng sổ liên lạc điện tử, từ đó, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong giáo dục, giúp quản lý nhà trường và học sinh đơn giản, hiệu quả hơn, phụ huynh học sinh có thể xem xét kết quả học tập của con em mình cũng như liên lạc trực tiếp với giáo viên nhà trường.  

Trong kỷ nguyên 4.0, VNPT là Tập đoàn Viễn thông - CNTT đi đầu với những sản phẩm dịch vụ chủ lực về hạ tầng viễn thông, chính quyền điện tử, chính quyền số, các giải pháp chuyên ngành về y tế, giáo dục, du lịch, nông nghiệp, môi trường... Nhiều địa phương trong quá trình hợp tác với VNPT đã có sự phát triển vượt bậc. Tỉnh ta cũng đang hợp tác với VNPT để thực hiện những bước đi đầu tiên ứng dụng công nghệ 4.0. Với bề dày truyền thống cùng năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, CNTT, VNPT Hòa Bình được lãnh đạo tỉnh chọn là đối tác chiến lược đồng hành cùng tỉnh trong các chương trình phát triển viễn thông - CNTT trọng điểm nhằm xây dựng thành công chính quyền điện tử và hướng đến đô thị thông minh. VNPT cũng đã phát triển hệ sinh thái các giải pháp để có thể giúp số hóa hoàn toàn một doanh nghiệp từ khâu quản lý văn bản với VNPT Ioffice, cuộc họp với phầm mềm eCabinet, hóa đơn điện tử VNPT invoice.  

Cùng với sự phối hợp của VNPT Hòa Bình, hơn 70% các cơ quan, doanh nghiệp của tỉnh đã sử dụng dịch vụ chữ ký số, hơn 60% doanh nghiệp sử dụng hạ tầng mạng internet kênh truyền riêng. Khối giáo dục sử dụng phần mềm  quản lý giáo dục VNEdu, khối y tế sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện HIS, khối các trung tâm y tế sử dụng phần mềm quản lý Ioffice. Năm 2018, VNPT Hòa Bình đạt tổng doanh thu trên 210 tỷ đồng từ CNTT, di động, internet, đóng góp cho NSNN gần 2 tỷ đồng, trở thành 1 trong những doanh nghiệp top đầu đóng góp ngân sách trên địa bàn, tạo việc làm cho hơn 400 cán bộ, công nhân viên. Tính đến hết tháng 9/2019, doanh thu đạt 150 tỷ đồng, tăng trưởng 105% so với cùng kỳ. Song hành với các hoạt động sản xuất - kinh doanh, VNPT Hòa Bình luôn là 1 trong những đơn vị doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội như: tài trợ Giải việt dã cúp Báo Hòa Bình; cùng khối thi đua doanh nghiệp T.Ư trên địa bàn tỉnh trao nhà tình nghĩa trị giá gần 80 triệu đồng tại huyện Lạc Sơn; đồng hành cùng chương trình Tết sum vầy do LĐLĐ tỉnh tổ chức; tham gia các chương trình thiện nguyện do Tỉnh Đoàn tổ chức; trao tặng phòng máy tính và đường truyền internet tại trường TH&THCS Bình Thanh (Cao Phong)...


 B.M


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục