Với diện tích hơn 28.000 ha vải, mùa vải năm 2020, Bắc Giang ước đạt sản lượng hơn 160 nghìn ha, tăng 10 nghìn tấn so với năm 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khá phức tạp, để chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Bắc Giang đã xây dựng nhiều phương án, trong đó chú trọng việc đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước.



Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra tình hình sản xuất vải tại Bắc Giang.

Sản lượng vải năm nay dự kiến tăng 10 nghìn tấn

Theo báo cáo UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2020, tỉnh có trên 28 nghìn ha vải, sản lượng ước đạt trên 160 nghìn ha, tăng 10 nghìn tấn so với năm 2019. Trong đó, vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.

Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh có 15 nghìn ha, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110 nghìn tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp. Trong đó, có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã: Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp của huyện Lục Ngạn và xã Phúc Hòa của huyện Tân Yên. Vải sớm thu hoạch từ ngày 20-5 đến 5-6, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10 tháng 6.

Chia sẻ với báo chí, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết: Công tác chuẩn bị xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản đã được hoàn thành. Về tiêu thụ vải thiều phương châm của địa phương là tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, trước hết là đối với những thị trường truyền thống, trong đó, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối thu mua vải thiều. Trong bối cảnh dịch Covid 19 hiện nay, Bắc Giang đã chủ động xây dựng các "kịch bản” cụ thể đối với tiêu thụ vải thiều, đồng thời mong muốn các bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ địa phương trong công tác xuất khẩu.

Theo ông Thái, nhận định của địa phương kịch bản thuận lợi nhất, đó là xuất khẩu sang các thị trường, các thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba là khó khăn không xuất khẩu được. Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid 19 đó là đặc biệt coi trọng thị trường nội địa trong nước, tỉnh sẵn sàng khởi động cả ba kịch bản trong mọi tình huống chủ động tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm.

"Thị trường trong nước là thị trường tiềm năng với khoảng 100 triệu dân, khai thác tốt thị trường trong nước thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra”, ông Thái nói.

Để vải được mùa được giá

Đánh giá về vụ vải năm nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao về cơ cấu mùa vụ vải của Bắc Giang với 30% diện tích vải vụ sớm cùng với ba kịch bản cho sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tỉnh cần tiếp tục rà soát kỹ hơn các kịch bản.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vụ vải năm nay sẽ còn chịu tác động bởi hai yếu tố, đó là diễn biến thời tiết bất thuận có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm giá trị; dịch Covid-19 sẽ gây gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu. Bởi thế, Bắc Giang cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ thực vật để bảo đảm năm nay tiếp tục có vụ vải được mùa, được giá.

Cũng theo Bộ trưởng, những tháng đầu năm nền nhiệt độ ấm hơn, diễn biến thời tiết bất thuận, liên tục có những trận mưa. Trong khi đó còn khoảng ba tuần nữa là thời điểm thu hoạch vải thiều cần đặc biệt quan tâm đến chăm sóc tốt cho vải để bảo đảm chất lượng.

"Năm nay tác động bao trùm là dịch Covid 19 do đó sẽ bị gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường chúng ta xuất khẩu, vì vậy nếu không chuẩn bị không tốt sẽ bị gián đoạn nguồn cung’, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Được biết, ngay từ đầu mùa, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động làm việc với các tỉnh, thành phố về tiêu thụ nông sản, đặc biệt tỉnh Bắc Giang, địa phương chiếm đến 50 % tổng sản lượng vải cả nước, để xây dựng những nhóm giải pháp tích cực, chủ động nhất phấn đấu năm nay tiếp tục là một năm vải được mùa, được giá.

TheoNhanDan


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục