(HBĐT) - Chờ mãi không thấy giá lợn hơi quay đầu giảm nhiệt, nhiều hộ chăn nuôi rậm rịch sửa chuồng tái đàn. Tuy nhiên, có vốn, chuồng sẵn, có kiến thức chăn nuôi, nhưng nhiều hộ dân vẫn phải ngậm ngùi "phơi chuồng" vì công cuộc "săn" lợn giống quá khó khăn, hoặc "săn" được thì giá trên trời, độ rủi ro cao. 

 


Giá lợn giống hiện ở mức từ 2 - 2,5 triệu đồng/con. 

Anh Quách Văn Hướng, ở xã Thạch Yên (Cao Phong) nuôi lợn đã nhiều năm nay. Tuy nhiên, do 2 năm vừa rồi vừa bị dịch tả lợn châu Phi, giá lợn rẻ, anh quyết định từ bỏ không nuôi lợn. Đầu năm nay, nhận thấy giá lợn hơi rất khó giảm, nếu tái đàn kịp thời, may mắn có thể kéo lại số vốn thua lỗ từ mấy lứa trước. Vì vậy, anh Hướng quyết định dọn dẹp sạch sẽ 3 ô chuồng và tìm lợn giống để tái đàn. Song, công cuộc tìm lợn giống của anh chẳng khác nào đi săn thời khó khăn. Anh Hướng cho biết: Tôi muốn mua khoảng 20 con lợn giống loại siêu nạc, nhưng nhờ nhiều mối cũng chỉ bắt được 10 con, lại không phải giống siêu nạc mà chỉ là lợn lai. Giá trung bình 2 triệu đồng 1 con khoảng 7 kg. Nếu trước đây muốn nuôi lợn, tôi chỉ cần xuống chợ phiên Dũng Phong là thoải mái chọn, nhưng nay từ lúc bắt đầu tìm đến lúc lợn về chuồng, tôi mất cả tuần tìm kiếm, từ TP Hòa Bình rồi vào Tân Lạc, Lạc Sơn nhưng không ai dám hứa, vì còn phải gom lợn. Giá lợn giống cũng tăng chóng mặt. Ban đầu, tôi đặt lợn giá 1,7 triệu đồng/con,nhưng chỉ vài ngày sau đã lên mức 2 triệu đồng/con. 

Tại huyện Lương Sơn, gần nhiều trại lợn lớn, nhưng anh Nguyễn Văn Thùy, xã Hòa Sơn cũng đành ngậm ngùi phơi chuồng, dù rất muốn tái đàn vì khó tìm lợn giống. Anh Thùy chia sẻ: Những năm trước, mỗi lứa tôi vào khoảng 40 con lợn siêu nạc. Với giá trung bình chỉ vài trăm nghìn đồng/con, đến nay, giá lợn giống lên 2 triệu, rồi 2,5 triệu đồng/con. Tính ra với giá lợn hơi hơn 100 nghìn đồng/kg hiện nay, có thể không lỗ nếu tái đàn, tuy nhiên, cái khó là tìm lợn để mua, muốn mua được giống chuẩn siêu nạc cũng không phải dễ. 

Quyết tâm theo đuổi chăn nuôi lợn ngay cả khi giá lợn xuống thấp, 3 lứa trở lại đây, anh Bùi Hữu Phước, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) trúng đậm nhờ giá lợn lên cao. Tuy nhiên, thời điểm này, sau khi xuất bán lứa lợn cuối, anh Phước khổ sở khi tìm mối mua lợn giống. "Đã hỏi để gối vụ ngay từ khi chưa xuất bán lứa lợn cuối, nhưng đến thời điểm này, tôi chưa nhận được sự đồng ý của mối lợn nào. Nếu có thì giá cũng rất cao, tầm 2,5 - 3 triệu đồng/con. Vì vậy, tôi vẫn lăn tăn việc tái đàn"  - anh Phước cho biết. 

Tình trạng khan hiếm lợn giống khiến người chăn nuôi gặp khó, thương lái chuyên lợn giống cũng đứng ngồi không yên, tình trạng mang rọ đi bắt rồi mang rọ về không khá thường tình. Chị Bùi Thị Quê, một thương lái chuyên bán lợn giống ở xã Thanh Hối (Tân Lạc) kể: Có nhà muốn 10 con lợn giống, mình tìm được rồi, gửi hình cho khách ưng rồi, đặt cọc nhà nuôi. Đến chiều mát trời đi bắt, đến nơi đã có thương lái bắt liền 30 con, vậy là nhà chủ họ chuyển hết cho mối kia, mình đành thất hứa với khách. 

Không chỉ tranh nhau mua, săn lùng để mua lợn giống, nhiều nhà nuôi lợn nái được khách đặt tiền từ lúc mới đẻ. Tuy nhiên, giá cả chênh lệch hàng ngày chẳng khác nào giá vàng. Anh Quách Văn Long, xã Thạch Yên (Cao Phong) cho biết: Trước kia bắt lợn giống là từ tầm khoảng 10 kg trở lên, nhưng giai đoạn này, lợn giống được bán theo giá leo thang. 5 kg giá khác, nhưng chỉ 7 kg là giá đã chênh lệch đến vài ba trăm nghìn đồng. Rồi lợn siêu nạc giá khác, lợn lai giá khác, lợn đen thuần chủng lại một giá. 

Thực tế, giá lợn hơi đến thời điểm này tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, giá con giống cũng đang tăng chóng mặt. Vì vậy, người chăn nuôi nên thận trọng, tính toán kỹ trước khi tái đàn, bởi giá lợn giống quá cao. Nếu tái đàn thời điểm này, phải mất ít nhất 4 - 5 tháng mới có thể xuất bán, chưa biết lúc đó giá lợn hơi sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. Nếu giá lợn hơi xuống thấp thì không tránh khỏi nguy cơ thua lỗ. Bên cạnh đó, hiện nay, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan rộng, người chăn nuôi cần hết sức chú ý áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, tránh dịch bệnh trên đàn lợn. 

P.V

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục