(HBĐT) - Ngày 26/10, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức hội nghị chia sẻ, bàn giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình (Chỉ số PCI). Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hiệp hội DN tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; Hiệp hội DN một số tỉnh và 150 DN, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

9 tháng qua, toàn tỉnh thu hút được 35 dự án (có 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài), vốn đăng ký đầu tư 16.891 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 9/2020, tỉnh đã thu hút được 589 dự án (41 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài), với tổng vốn đăng ký khoảng 99.318 tỷ đồng. Có 275 dự án đã đi vào SX-KD, chiếm 46,7% tổng số dự án đầu tư toàn tỉnh.

Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về cải cách hành chính; tổ chức gặp mặt, đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho DN; cải cách tổ chức bộ máy tinh gọn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, như: quy hoạch quá nhiều nhưng chất lượng thấp, còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu gắn kết, dẫn tới hiệu quả thực hiện rất thấp, đây là "nút thắt” cản trở rất lớn đến các hoạt động đầu tư, phát triển. Thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực đất đai bị xem là phiền hà hàng đầu của DN. Nhiều DN cho rằng, tài liệu ngân sách, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch đầu tư công khó tiếp cận. Khả năng tiếp cận thông tin phụ thuộc vào các mối quan hệ. DN còn chịu gánh nặng trong công tác thanh tra, kiểm tra...

Ý kiến của một số chuyên gia và DN cho rằng, để cải thiện chỉ số PCI, các sở, ngành, chính quyền địa phương cần tăng cường tính công khai, minh bạch nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bền vững, hiệu quả cao. Thủ tục đất đai cần nhanh chóng, thuận lợi để tạo điều kiện thu hút đầu tư. Cần có tổ hợp tín dụng của các ngân hàng giúp DN tiếp cận vốn vay. Đề nghị UBND tỉnh ban hành quy định về công tác thanh, kiểm tra nhằm tránh trùng lắp, gây phiền hà cho DN; tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp của các sở, ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Năm 2019, Hòa Bình có bước tiến vượt bậc khi lần đầu tiên chỉ số PCI vươn lên xếp hạng khá. Tuy nhiên, tỉnh còn dư địa và không gian lớn để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành làn sóng mới để thu hút đầu tư. Trong thời gian tới, tỉnh cần tăng cường công tác truyền thông về tiềm năng, lợi thế, nhất là trong lĩnh vực phát triển du lịch, nông nghiệp công nghiệp cao, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ phục vụ vùng Thủ đô và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận thông tin và thông tin phải minh bạch. Tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục, nhất là về đất đai, thuế, bảo hiểm; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công. Đồng thời, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội DN, coi đây là cánh tay nối dài của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Nhằm nâng cao Chỉ số PCI, trong thời gian tới. Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo công khai công tác quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa; tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về thủ tục đất đai, công tác thanh, kiểm tra... Các sở, ngành, huyện, thành phố cần rà soát, giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, chuyên viên; tăng cường thực hiện chuyển đổi số trong DN. Bên cạnh đó, Hiệp hội DN cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong việc đánh giá Chỉ số PCI, có trách nhiệm theo dõi và phản ánh vướng mắc đến lãnh đạo tỉnh để kịp thời xử lý, tháo gỡ.

 

H.N


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục