(HBĐT) - "Trước đây, những vườn đồi này là cây bụi, nhà cửa của bà con còn lụp xụp lắm. Khoảng 10 năm trở lại đây, khi được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đời sống của bà con đã thay đổi rất nhiều” - ông Nguyễn Văn Quảng, xóm Dệ, xã Bắc Phong (Cao Phong) chia sẻ.


Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình chị Bùi Thị Liệu, xóm Dệ, xã Bắc Phong (Cao Phong) chuyển đổi vườn tạp sang trồng cam, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ông Quảng có thời gian trên 10 năm làm trưởng xóm Dệ và cũng ngần ấy thời gian làm tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của xóm. Không quá khi nói rằng, ông Quảng là một nhân chứng sống cho hành trình vượt lên đói nghèo để xây dựng NTM của xóm. Về xóm Dệ hôm nay có thể cảm nhận rõ sự đổi thay hàng ngày trong phát triển kinh tế, cũng như sự quyết tâm, đoàn kết của người dân trong xây dựng NTM. Đường làng, ngõ xóm được cứng hóa chắc chắn, hai bên đường bà con trồng hoa rực rỡ. 

Ông Quảng cho biết: Trước khi được Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi của NHCSXH, đời sống của bà con khó khăn lắm. Xóm có tới 70% hộ nghèo, đa số đều là nhà tạm, nhà tranh, vách nứa. Ruộng vườn chủ yếu là cây tạp. Từ khi có vốn vay ưu đãi, những ngôi nhà tạm được xóa bỏ. Sau mỗi năm, NHCSXH lại đa dạng chương trình cho vay, nâng mức cho vay nên bà con có điều kiện để đầu tư phát triển kinh tế. Hiện, xóm Dệ có 42 hộ vay vốn chính sách, dư nợ trên 2,2 tỷ đồng.

Gia đình chị Bùi Thị Liệu là một trong những hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế sau khi được vay vốn chính sách. Hơn 1 ha đất vườn trước đây gia đình chị trồng ngô, sắn, mía nhưng vụ được, vụ mất nên vợ chồng chị vẫn phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Hơn 5 năm trước, được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH, gia đình chị Liệu sử dụng để chuyển đổi đất vườn sang trồng cam. Sau đó, gia đình chị tiếp tục vay thêm 20 triệu đồng mở rộng diện tích trồng cam. Đến nay, vườn cam được 5 năm tuổi, đem lại nguồn thu nhập ổn định. "Thông qua tổ trưởng tổ TK&VV, gia đình tôi được vay vốn để phát triển kinh tế, đời sống đã ổn định hơn. Các thủ tục vay vốn đơn giản, giải ngân nhanh, lãi suất phù hợp. Để phát triển kinh tế cần phải có vốn nên vốn vay của NHCSXH có vai trò rất quan trọng đối với gia đình tôi và nhiều hộ trong xóm” - chị Liệu chia sẻ. 

Cũng như gia đình chị Liệu, hộ anh Bùi Văn Năm cũng từng bước vươn lên nhờ vốn chính sách. Theo anh Năm, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nếu không có vốn vay ưu đãi, không biết đến bao giờ mới làm được ngôi nhà kiên cố như bây giờ. Sau khi được vay vốn làm nhà ở, gia đình anh được vay thêm 25 triệu đồng mua trâu sinh sản. Nhờ sự cần cù, chịu khó, đồng vốn sử dụng có hiệu quả. Từ khi vay vốn đến nay luôn thực tốt việc trả nợ, trả lãi hàng tháng cho ngân hàng. 

Theo ông Quảng, hiện nay, tổ TK&VV xóm Dệ đang triển khai 10 chương trình cho vay, các hộ vay đều sử dụng vốn vay hiệu quả, thực hiện tốt việc trả lãi, trả nợ ngân hàng. Nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả, nhiều hộ đã thoát nghèo, tìm được hướng phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao. Trong đó, có những mô hình trồng cam đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt trên 30 triệu đồng/năm. Đây là tiền đề để xóm Dệ đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, cùng bà con trong xã hoàn  thành mục tiêu cán đích NTM năm 2021. 


Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Tiếp tục thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

UBND tỉnh vừa có Công văn số 2065/UBND-NVK về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Huyện Tân Lạc: Trên 149 tỷ đồng cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 10 tháng năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 149,05 tỷ đồng, với trên 4,1 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 519,3 tỷ đồng, với gần 15 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Xã Bình Hẻm nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Xác định rõ giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp. Nhờ đó xã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục