(HBĐT) - Trải qua những thăng trầm lịch sử, hát dân ca là một phần quan trọng của văn hóa dân gian, loại hình diễn xướng dân ca, dân vũ, hoạt động văn hóa, văn nghệ do Nhân dân lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường Lạc Sơn, hát dân ca Mường, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể hát Thường rang, bộ mẹng, hát đúp giao duyên là một trong những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là dịp đám cưới, hội hè.

 



Bên cạnh đưa dân ca vào truyền dạy, trường THPT Quyết Thắng (Lạc Sơn) tổ chức nhiều chương trình, hoạt động phổ biến, giáo dục, phát huy niềm tự hào dân ca Mường trong các thế hệ học sinh. Ảnh chụp ngày 26/3/2021.

Đặc biệt, từ năm 2019, sự ra đời Ban nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm dân tộc Mường của huyện đã trở thành điểm nhấn, cơ sở để bảo tồn, phát huy vốn quý dân ca. Ông Bùi Văn Nỏm, trưởng nhóm sưu tầm tự hào chia sẻ: Huyện Lạc Sơn xưa nay được coi là vùng lõi của người Mường và văn hóa Mường của tỉnh, có thung lũng Mường Vang, vùng đất Mường Khói nổi tiếng với nền văn hóa có trầm tích lâu đời, có hạt thóc vạn năm ở hang xóm Trại cùng văn hóa Mường đậm đà bản sắc. Nơi đây cũng khởi nguồn câu ca quen thuộc "Cơm Mường Vó, lọ Mường Vang, thường rang Mường Búm Khói" với ý nói về sự thịnh vượng, no đủ.

Cũng với hoạt động của Ban nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, UBND huyện đã triển khai thành lập Ban chỉ đạo và ban hành kế hoạch về việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn di sản nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm dân tộc Mường. Thực hiện chủ trương khảo sát, sưu tầm, ghi chép tài liệu để có định hướng cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trong giai đoạn mới.

Đến nay, bằng sự dày công ghi chép tài liệu, hình ảnh, video, phóng sự, nhóm sưu tầm do ông Bùi Văn Nỏm, trưởng nhóm cùng nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng và các thành viên đã sưu tầm được 30 cuộc, tập hợp và thống kê được gần 300 nghệ nhân hát dân ca trên địa bàn huyện, lưu giữ được gần 1.000 gigabyte hình ảnh, thu âm, video. Việc làm của nhóm có sức lan tỏa rộng rãi trong đời sống Nhân dân. Mặt khác, từ năm 2017 đến nay, nghệ thuật hát dân ca được phô diễn, phát huy ở nhiều lễ hội. Đơn cử như tổ chức hát đúp giao duyên tại lễ hội đình Cổi, đình Khói, mỗi cuộc thu hút hàng vạn người theo dõi. Xuất hiện những giọng hát cuốn hút người nghe như các nghệ nhân: Quách Thị Lon, Bùi Văn Lịch, Bùi Văn Tín...

Theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng Phòng VH-TT huyện, nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng, hát đúp giao duyên luôn có vị trí cao trong đời sống tinh thần của người Mường Vang. Thông qua việc nghiên cứu, sưu tầm đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở, ý nghĩa của dân ca Mường, phổ biến, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân ca, giúp cộng đồng thêm hiểu, thêm trân quý các làn điệu dân ca. Mặt khác, là cơ sở để triển khai các hình thức truyền dạy, bảo tồn, nhân rộng sao cho có sức sống, tăng sức ảnh hưởng và ngày càng phát triển, là món ăn tinh thần phong phú, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kết hợp phát triển kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.

Đến nay, toàn huyện đã mở được 2 lớp dạy hát dân ca, truyền dạy chiêng Mường cho 100 lượt học viên là cán bộ, công chức xã, học sinh... Tiên phong trong việc đưa dân ca vào truyền dạy, tổ chức giao lưu hát dân ca Mường trong các nhà trường là trường THPT Quyết Thắng. Xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động 252 đội văn nghệ ở cơ sở, 4 câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ. Trong 4 CLB dân ca Mường đã thành lập trên địa bàn huyện có các CLB tiêu biểu như: CLB Bai Chin - xã Định Cư, CLB hát Mường Khụ, xã Ngọc Lâu. Cũng theo đồng chí Trưởng phòng VH-TT huyện, mặc dù đang trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, việc bảo tồn, truyền dạy hát dân ca Mường vẫn được duy trì, tiếp nối trong phạm vi gia đình, dòng họ.


Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục