(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên tại xã vùng 135 của huyện Yên Thủy, anh thanh niên Bùi Văn Chựng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây na Thái về đất đội 3, xã Bảo Hiệu - một loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao.


Mô hình trồng na Thái mang lại hiệu quả kinh tế cho anh Bùi Văn Chựng, xã Đa Phúc (Yên Thủy).

Nhằm tìm hướng đi mới trong sản xuất, nâng cao thu nhập, năm 2017, anh Bùi Văn Chựng, xóm Nhang, xã Đa Phúc đã mạnh dạn thuê đất 50 năm tại đội 3, xã Bảo Hiệu để khởi nghiệp với các loại cây, con mới. Năm đó, anh trồng măng tây, nuôi gà trang trại, nhưng hiêu quả kinh tế không cao. Năm 2018, anh quyết định chuyển đổi 2 ha để trồng na Thái. Ban đầu, anh mua 500 cây giống trồng thử nghiệm. Đồng thời đầu tư, xây dựng hệ thống tưới phun tự động để tiết kiệm nhân công, chi phí sản xuất. Vì là mô hình mới nên anh cũng gặp không ít khó khăn về khâu trồng và chăm sóc, việc tiếp cận các mô hình học hỏi hạn chế, anh tự lên mạng tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Năm 2019, anh trồng thêm 300 cây giống, năm 2020 tiếp tục trồng thêm 1.200 cây.

Đến nay, sau gần 4 năm dày công mày mò vừa trồng vừa tìm hiểu, anh đã đúc rút nhiều kinh nghiệm. Anh Chựng cho biết: Na Thái là loại cây khá dễ trồng, ít sâu bệnh, không đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao. Trong quá trình canh tác không sử dụng nhiều phân bón nên ít tốn kém chi phí đầu tư hơn các loại cây trồng khác. Đặc biệt, cây trồng càng lâu năm cho năng suất càng cao. Để kích thích cây ra hoa, kết trái cần cắt tỉa cành cho cây. Sau 3 năm trồng cây sẽ bắt đầu cho bói, mỗi quả trung bình từ 5 - 6 lạng, mỗi cây cho thu hoạch khoảng 10 kg quả, với giá bán ra thị trường loại 1 là 60 nghìn đồng/kg, loại 2 là 45 nghìn đồng/kg, thị trường luôn thiếu nguồn cung nên các thương lái tới tận vườn thu mua. Năm 2021, tôi bán được 250 triệu đồng tiền quả, chưa trừ chi phí.

Cũng theo anh Chựng, so với nhiều loại cây ăn quả được trồng ở địa phương, na Thái có nhiều ưu điểm hơn, có tiềm năng phát triển kinh tế cao hơn. Loại cây trồng này có thể cho trái 2 đợt mỗi năm nên nông dân đảm bảo thu nhập. Do đó, thời gian tới, anh tiếp tục nhân rộng mô hình này trên toàn bộ diện tích đất của gia đình, mở rộng diện tích trồng na Thái để cung cấp ra thị trường sản phẩm tốt nhất, đảm bảo chất lượng và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Bên cạnh việc chăm sóc, nhân rộng diện tích cây na Thái, anh Chựng còn đầu tư chăn nuôi 6 con lợn nái, 25 lợn con, 2 bò mẹ và 1 con bê, tổng thu nhập hàng năm đạt khoảng 300 - 400 triệu đồng.


Xuân Thiên 
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục