(HBĐT) - Ngày 25/8, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến công bố quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, TN&MT, GTVT, NN&PTNT, VH-TT&DL, Công Thương, Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; điểm cầu trực tuyến TP Hòa Bình, các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc có các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, Huyện ủy, UBND, HĐND.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Tại Quyết định số 439/QĐ-TTg, ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng KDL quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035. Theo đó, KDL có phạm vi ranh giới trên địa bàn TP Hòa Bình (các phường Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh và một phần xã Hòa Bình), huyện Đà Bắc (các xã Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Toàn Sơn), huyện Cao Phong (các xã Bình Thanh, Thung Nai), Tân Lạc (các xã Suối Hoa, Phú Vinh), huyện Mai Châu (các xã Sơn Thủy, Tân Thành và một phần xã Đồng Tân). Quy mô lập quy hoạch trên diện tích 52.200 ha. Đây là KDL cấp quốc gia trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc, có sản phẩm du lịch đặc trưng, văn hóa các dân tộc và hệ sinh thái hồ Hòa Bình với loại hình du lịch đa dạng. Dự báo đến năm 2035, quy mô dân số khoảng  từ 130.000 - 145.000 người, quy mô khách du lịch khoảng từ 2,5 - 3 triệu lượt khách. Về định hướng phát triển không gian KDL được hình thành trên cơ sở các không gian cảnh quan đồi núi, hệ sinh thái tự nhiên, các giá trị văn hóa tâm linh gắn liền với vùng lòng hồ Hòa Bình. KDL được chia thành 6 phân khu, trong đó, phân khu du lịch vịnh Ngòi Hoa – Thung Nai – Suối Hoa (thuộc huyện Cao Phong, Tân Lạc) là khu trung tâm dịch vụ du lịch. Bản quy hoạch cũng định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư vào KDL.

Trong khuôn khổ hội nghị công bố, đại biểu các huyện, thành phố đã tham gia ý kiến, đồng thời mong muốn tỉnh quan tâm triển khai vốn đầu tư lồng ghép, cơ quan chức năng sớm xây dựng quy hoạch phân khu và cắm mốc quy hoạch để các địa phương liên quan nắm bắt, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc phê duyệt quy hoạch xây dựng KDL quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035 là công cụ pháp lý, nền tảng đặc biệt quan trọng để phát triển vùng hồ Hòa Bình. Đề nghị Sở Xây dựng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ khẩn trương tiến hành triển khai các bước của Đồ án, như cắm mốc, đăng tải thông tin, lập quy hoạch phân khu… TP Hòa Bình, các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu phối hợp với Sở Xây dựng trong công tác tuyên truyền đến người dân nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy hoạch. 

Bùi Minh

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục