(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra tại một số xã. Dông lốc, mưa lớn cục bộ gây ra thiệt hại tại các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi. Trước thách thức kép là thiên tai và dịch bệnh nhưng ngành nông nghiệp đã chủ động, sáng tạo tìm hướng thích nghi, thúc đẩy sản xuất, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.



Người dân xã Nam Thượng (Kim Bôi) chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. 

 Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Dịch Covid-19 khiến mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng chưa từng có. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2021, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, chuẩn bị giống, vật tư và các điều kiện sản xuất; chủ động phòng, chống dịch trên cây trồng, vật nuôi. Nâng cao chất lượng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đất màu, đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột. Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản vụ xuân và triển khai sản xuất vụ mùa - hè thu trong tình hình dịch Covid-19 được triển khai kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất trồng trọt. Tổ chức tốt công tác phòng, chống cháy rừng, kế hoạch trồng rừng; phát động, thực hiện chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”.

Nhờ vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn tạo được nhiều điểm nhấn quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu phát triển ngành trong 6 tháng đầu năm đều vượt hoặc tương đương cùng kỳ. Bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 15,4 tiêu chí/xã. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95,2%, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 51,5%.

 Điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp phải kể đến đó là một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao phát triển, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị nông sản. Trong kỳ, toàn tỉnh đã chứng nhận 2.528 ha diện tích đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Trong đó, diện tích cây ăn quả có múi được chứng nhận 2.079 ha, diện tích rau an toàn các loại 378,6 ha, cây trồng khác 69,5 ha. Một số mô hình tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lạc Thủy như mô hình sản xuất dưa lưới của Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh quy mô 1,1 ha; mô hình sản xuất dưa lưới, dưa chuột của Công ty CP nông trại hữu cơ Việt Nam, quy mô 1 ha. Giá trị thu nhập trên 500 triệu đồng/ha/vụ.         

 Thích ứng nhanh chóng với tình hình dịch bệnh, nhiều công ty, HTX, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất; ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ nông sản (TTNS), đẩy mạnh tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị đảm bảo cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho người dân. Đa số các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh đã, đang triển khai chào bán sản phẩm trên một số trang web, sàn thương mại điện tử như tiki.vn, lazada.vn, sendo.vn và các trang mạng xã hội zalo, facebook. Qua đó,  góp phần duy trì sự tăng trưởng ngành.

 Bên cạnh đó, để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân, thương nhân trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết TTNS trên địa bàn tỉnh, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, ngày 23/7/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1536/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án và kế hoạch TTNS chủ lực của tỉnh trong tình hình dịch Covid-19. Theo đó, tập trung thu hoạch nhanh gọn sản phẩm nông sản khi đến thời kỳ thu hoạch, đủ độ chín để tiêu thụ khi thị trường thuận lợi, giá bán cao. Các địa phương điều tiết sản lượng thu hoạch để tiêu thụ theo từng trà cho hợp lý. Quản lý chặt thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại, ép giá. Lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các cơ sở thu mua, đóng gói, sơ chế, bảo quản nông sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tổng hợp, rà soát các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải để tiến hành trao đổi, ký kết hợp tác vận chuyển tiêu thụ khi có dịch Covid-19 xảy ra. Tăng cường hoạt động trao đổi, làm việc với các đối tác tiêu thụ lớn như: Hệ thống siêu thị Aeon, Lotte, Central Retail, Coop Mart..., các chợ đầu mối, trung tâm thương mại nhằm kết nối cam kết tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh triển khai bán hàng trên sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội...

Thủy Thu

Các tin khác


Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục