(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đang là hướng đi được huyện Lạc Thủy triển khai thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả cao.


Công nhân Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) chăm sóc dưa lưới.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của Công ty CP đầu tư nông nghiệp CNC Trường Thịnh tại xã Thống Nhất là một trong những mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC đầu tư vào địa bàn huyện Lạc Thủy, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế với năng suất, chất lượng vượt trội so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Với diện tích 34 ha, công ty xây dựng 5 nhà màng CNC, mỗi nhà màng có diện tích 2.000 m2, chuyên trồng dưa lưới Ichiba xanh của Nhật Bản. Toàn bộ nhà màng vận hành tự động thông qua tủ điều khiển trung tâm và ứng dụng nhiều kỹ thuật chăm sóc hiện đại như: Sử dụng bạt trải sàn màu trắng để phản xạ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt hơn; sử dụng máng cách ly, khay thu hồi nước hạn chế nấm, bệnh phát triển trong vườn; công nghệ tưới nhỏ giọt có bù áp giúp cây phát triển đồng đều, hệ thống quạt giúp điều chỉnh nhiệt độ duy trì ở mức 37°C… Sau 1 năm triển khai, mô hình cho hiệu quả kinh tế vượt trội, chất lượng sản phẩm đồng đều, đảm bảo vệ sinh ATTP. Anh Nguyễn Văn Quang, Công ty CP đầu tư nông nghiệp CNC Trường Thịnh cho biết: Để sản xuất dưa theo chương trình GlobalGAP, đơn vị kiểm soát nghiêm ngặt từ đầu vào như: Nước, giá thể, hạt giống, phân bón và các khâu trong quy trình kỹ thuật. Công nhân làm việc tại đây được đào tạo bài bản và có chứng chỉ về vệ sinh ATTP. Sản phẩm dưa lưới Ichiba có chất lượng tốt. Trên mỗi quả dưa trước khi thu hoạch, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng, độ ngọt, sau đó dán tem truy xuất nguồn gốc với mã QRcode. Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, dừng bón phân trước giai đoạn thu hoạch 7 ngày để không còn dư lượng phân bón trong sản phẩm, đưa sản phẩm an toàn nhất đến người tiêu dùng. Hiện tại, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, tại các cửa hàng hoa quả sạch, cửa hàng hoa quả nhập khẩu và hệ thống siêu thị.

Trong các nhà màng được bố trí hệ thống tưới phun tự động, hệ thống quạt đối lưu không khí, hệ thống phun sương trong nhà, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm…, tất cả được đấu nối với bộ điều khiển trung tâm, nhận những thông số từ bộ cảm biến được lập trình sẵn để tự động điều chỉnh nước tưới, bón phân, thông gió, phun sương theo yêu cầu của từng loại cây trồng trong bộ nhớ lập trình, đảm bảo môi trường đầu tư lý tưởng cũng như chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Mỗi nhà màng có 4.600 gốc dưa, thời gian sinh trưởng 1 lứa 75 ngày, trọng lượng quả bình quân 1,5 - 2 kg, tổng năng suất đạt 7 - 9 tấn dưa, giá bán thị trường 75 nghìn đồng/kg. Sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc, có khả năng xuất khẩu trong tương lai. Lợi nhuận hàng năm mô hình đem lại gần 400 triệu đồng. Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Chủ trương của huyện khuyến khích các doanh nghiệp vào sản xuất trên địa bàn. Ngoài Công ty CP đầu tư nông nghiệp CNC Trường Thịnh còn có Công ty CP Hòa Bình Gap cũng đầu tư vào 1 ha nhà kính sản xuất dưa kim Hoàng Hậu và dưa lưới. Các lĩnh vực khác cũng tích cực chuyển giao KHKT, nâng cao nhận thức cho người dân, các gia trại, trang trại sản xuất theo hướng hữu cơ để đảm bảo ATTP, mang lại giá trị kinh tế cao.

Những năm qua, huyện tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển, cùng với đó chuyển đổi các HTX theo luật, dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất, xây dựng các mô hình liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền người dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đảm bảo vệ sinh ATTP, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững.


Đỗ Hà


Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục