(HBĐT) - Vụ mùa, hè thu năm 2021, huyện Lạc Thủy có kế hoạch gieo cấy 1.663 ha lúa. Theo dự báo, tình hình thời tiết trong thời gian tới tiếp tục có khả năng xảy ra bão và áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh đến sớm hơn trung bình nhiều năm sẽ tác động đến sản xuất trồng trọt. Vì vậy, huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn, các địa phương khẩn trương thu hoạch lúa vụ mùa, hè thu theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng”, thu hoạch đến đâu làm đất ngay đến đó để trồng cây vụ đông theo kế hoạch. 




Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tập trung thu hoạch lúa vụ mùa. 

Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng của thời tiết, dịch Covid-19, nông dân trong huyện nỗ lực bước vào cao điểm thu hoạch lúa mùa trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch gần 90% diện tích lúa. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến máy gặt lúa ở khu vực huyện Gia Viễn (Ninh Bình) không thể di chuyển đến các địa bàn trong huyện, nông dân phải gặt lúa thủ công nhiều hơn nên tiến độ thu hoạch chậm hơn so với năm ngoái. Dự kiến trong 2 tuần tới, toàn huyện sẽ kết thúc việc thu hoạch lúa mùa và bước vào sản xuất vụ đông.

Tại địa bàn TP Hòa Bình, thời tiết nắng mưa xen kẽ, người dân tranh thủ thu hoạch gọn diện tích lúa, khẩn trương giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ tiếp theo. Thời điểm này, các xã, phường trên địa bàn thành phố đã thu hoạch trên 855 ha lúa (đạt trên 60% kế hoạch). Ông Nguyễn Văn Đỗ, tổ 2, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy gần 1.000 m2 lúa. Để giải phóng đất chuẩn bị cho gieo cấy vụ đông, gia đình đã huy động nhân lực thu hoạch lúa. Hiện, gia đình đã thu hoạch xong lúa vụ mùa, đang đẩy mạnh tiến độ làm đất cho vụ sản xuất tiếp theo.

Ở các địa phương trong tỉnh, nông dân tích cực đẩy nhanh tiến độ thu hoạch những diện tích lúa mùa đủ độ chín đạt 20%, để việc làm đất và gieo trồng lúa vụ đông đảm bảo kế hoạch đề ra. Cùng với đó, chỉ đạo tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên diện tích lúa trà muộn để đảm bảo sản lượng, chất lượng khi thu hoạch. Hiện, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 10.600 ha lúa (đạt trên 49,7% kế hoạch), trong đó, diện tích lúa mùa trà sớm đã hoàn thành việc thu hoạch với 1.500 ha.

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV): Trên diện tích lúa vụ mùa ở các địa phương, một số đối tượng sâu, bệnh hại như chuột, tập đoàn rầy, bệnh đạo ôn cổ bông… tiếp tục gây hại mạnh; bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, đen lép, sâu đục thân gây hại trên diện tích lúa trà muộn có thể ảnh hưởng đến năng suất nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời. Do đó, để bảo vệ năng suất, sản lượng lúa khi thu hoạch, chi cục khuyến cáo nông dân các địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương thu hoạch những ruộng lúa đã chín, thu hoạch đến đâu làm đất ngay đến đó để kịp thời cho sản xuất cây trồng vụ đông. Chuẩn bị đủ lượng giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV để phục vụ sản xuất. Những diện tích không trồng cây vụ đông cần cày vùi gốc rạ, hạn chế sâu bệnh hại cho vụ sau.

Đồng thời, các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp tại Công văn số 1763/SNN-TTBVTV, ngày 27/7/2021 của Sở NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống sinh vật gây hại vụ mùa - hè thu, vụ thu đông 2021; Công văn số 1877/SNN-TTBVTV, ngày 5/8/2021 của Sở NN&PTNT về tăng cường chỉ đạo sản xuất trồng trọt trong điều kiện dịch Covid-19; Công văn số 2287/SNN-TTBVTV, ngày 10/9/2021 của Sở NN&PTNT về tăng cường chỉ đạo thu hoạch vụ mùa, hè thu và thúc đẩy sản xuất vụ đông 2021 trong điều kiện dịch Covid-19; Công văn số 231/TT&BVTV-BVTV, ngày 30/6/2021 của Chi cục TT&BVTV về việc chủ động phòng ngừa rầy và bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ mùa năm 2021...


Thu Hằng 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục