(HBĐT) - Là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh về số sản phẩm OCOP, hiện huyện Lạc Thủy tập trung đẩy mạnh Chương trình Mỗi xã một sản phẩm nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.


Sản phẩm trứng gà Ngọc Hân của HTX Sơn Nam, thôn Ðồng Nhất, xã Ðồng Tâm (Lạc Thủy) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Thời gian qua, phát huy những lợi thế về đất đai, lao động, xã Đồng Tâm đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ, tư vấn, định hướng xây dựng các sản phẩm OCOP. Mặc dù mục tiêu của chương trình là mỗi xã có 1 sản phẩm được công nhận, nhưng đến nay toàn xã đã có 2 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, trứng gà Ngọc Hân của HTX Sơn Nam, thôn Ðồng Nhất đạt 3 sao. Bà Bùi Thị Lan, Giám đốc HTX Sơn Nam cho biết: Sự khác biệt làm nên thương hiệu trứng gà Ngọc Hân là gà được chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn thực phẩm tạo nên sản phẩm trứng gà thơm ngon, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Trong quá trình thực hiện, HTX luôn nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình của huyện, xã, được tập huấn, thăm quan học hỏi một số đơn vị trong tỉnh đã có sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đạt hạng sao của Chương trình OCOP. Mỗi chu kỳ, HTX tập trung nâng cao quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn cho vật nuôi để duy trì chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn OCOP. Qua đó, góp phần xây dựng, củng cố thêm niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm của HTX.

Xác định tham gia Chương trình OCOP là cơ hội để quảng bá, nâng cao giá trị các sản phẩm thế mạnh trên địa bàn. Ngay sau khi tỉnh triển khai chương trình, UBND huyện ban hành kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tham gia chương trình. Phòng NN&PTNT huyện chủ động tham mưu UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng một cách bài bản, khoa học, bảo đảm các tiêu chí cũng như lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và có tính bền vững. Đồng thời, huyện cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ cho các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đầu tư đổi mới mẫu mã, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc; tổ chức xúc tiến thương mại; xây dựng website quảng bá sản phẩm... Nhờ đó, toàn huyện đã có 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm 2 sản phẩm 4 sao và 8 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP đều khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Một số sản phẩm đạt chất lượng 3 sao đã xây dựng kế hoạch nâng sao, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Một số sản phẩm OCOP của huyện được đánh giá cao trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng như: Gà tươi nguyên con của HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long, cam trứng của nhà vườn Vũ Duy Tân (xã Thống Nhất), dưa kim hoàng hậu của Công ty CP nông trại hữu cơ Việt Nam…

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp. Thông qua đó, các địa phương thấy rõ hơn tiềm năng, thế mạnh để có những giải pháp phù hợp phát triển sản phẩm OCOP. Thuận lợi nhất là đa số chủ thể có sản phẩm đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất, nhiệt tình tham gia, cơ bản nắm được các nội dung cần triển khai thực hiện để tập trung hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ đánh giá theo quy định. Việc đưa OCOP trở thành mục tiêu hướng đến của các sản phẩm tại địa phương đã giúp doanh nghiệp, HTX, chủ thể SX-KD nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và tìm được chỗ đứng trên thị trường…

Tiếp tục triển khai Chương trình OCOP trong năm 2021, huyện phấn đấu phát triển 3 sản phẩm đạt 3 sao trở lên. Cùng với đó, củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận, khuyến khích chủ thể đăng ký sản phẩm phát triển tăng về quy mô, chất lượng và mở rộng thị trường. Trên cơ sở đó, UBND các xã, thị trấn sẽ định hướng, lựa chọn sản phẩm, chủ thể tham gia chương trình.


Thu Hằng


Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục