(HBĐT) - Nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân (HND) xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn, tập huấn kỹ thuật, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh (SX-KD)… Qua đó, tạo động lực để hội viên vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.     


Với mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao, anh Bùi Văn Tấn, xóm Hổ 1, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) được Hội Nông dân tỉnh lựa chọn là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2021.

Đồng chí Bùi Văn Sơn, Chủ tịch HND xã cho biết: Toàn xã có 12 chi hội, với trên 800 hội viên. Nhằm tạo động lực giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, hàng năm, HND xã rà soát, phân loại, thống kê hội viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Trên cơ sở đó, Hội phân công chi hội giúp đỡ về KHKT, giống, vốn, vật tư, ngày công lao động; vận động các hộ SX-KD giỏi giúp đỡ các hộ thoát nghèo. HND xã thường xuyên phối hợp Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 7 lớp dạy nghề về chăn nuôi, trồng trọt cho 300 hội viên. Ngoài ra, HND xã chủ động mở các hội thảo về áp dụng phân bón hữu cơ, cách ủ phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hỗ trợ hội viên có vốn sản xuất, Hội phối hợp với các ngân hàng: Chính sách xã hội, NN&PTNT, Bưu điện Liên Việt tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Tính đến tháng 9/2021, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội trên 4,3 tỷ đồng, thông qua 5 tổ cho 193 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT tín chấp hơn 28 tỷ đồng, thông qua 12 tổ cho trên 560 hộ vay; Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt dư nợ trên 4,2 tỷ đồng, cho 65 hộ vay.

Với nỗ lực giúp hội viên phát triển kinh tế của HND xã đã tạo ra nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng trên cùng diện tích đất sản xuất, như mô hình chăn nuôi gia cầm, trâu, bò, cá, nhím, dúi, trồng bí xanh, trồng dưa.... Nhờ đó, nhiều hộ hội viên vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, tiêu biểu như các hộ nông dân: Bùi Văn Tấn, xóm Hổ 1 với mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi cá, gà, bò, cho thu nhập 400 triệu đồng/năm; Bùi Văn Phiển, xóm Hổ 1 phát triển mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi nhím và dúi, thu nhập đạt gần 600 triệu đồng/năm; Lê Anh Tuấn, xóm Yên Kim xây dựng mô hình kinh doanh tổng hợp cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm... Đến nay, toàn xã có trên 300 hội viên đạt danh hiệu nông dân SX-KD giỏi các cấp.

Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi cá, gà, bò của nông dân SX-KD giỏi Bùi Văn Tấn, xóm Hổ 1 được đánh giá cao trong xã. Anh Tấn bộc bạch: Từ sự hỗ trợ của HND các cấp, tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn về công tác chăn nuôi, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất đã khích lệ phát triển kinh tế. Gia đình tôi đã chuyển đổi 2 ha vườn tạp sang trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi cá, bò và nuôi gà thả vườn. Trung bình mỗi năm nuôi trên 2.000 con gà thả vườn, 600 kg cá giống các loại, 10 con bò lấy thịt... Từ mô hình của gia đình đã tạo việc làm cho 6 lao động, mức thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/ người/tháng.

Đồng chí Chủ tịch HND xã chia sẻ thêm: Thời gian tới, HND xã tiếp tục tuyên truyền hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, hỗ trợ hội viên có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, phân bón, giống... Mở thêm nhiều lớp tập huấn, chuyển giao KHKT để nâng cao nhận thức, kỹ năng cho hội viên; chú trọng nhân rộng các mô hình mới trong phát triển kinh tế, giúp hội viên tăng thu nhập, vươn lên làm giàu.

Thu Thủy


Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục