(HBĐT) - Trong khi nguồn thu ngân sách đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì số tiền nợ thuế tính đến cuối tháng 9/2021 lên tới 490,5 tỷ đồng, số nợ đọng thuế, nợ khó thu 73,6 tỷ đồng.

Theo Cục Thuế tỉnh, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn 9 tháng năm 2021 đạt 2.975,5 tỷ đồng, bằng 71,6% dự toán Thủ tướng Chính phủ và bằng 61,7% nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu từ thuế và phí đạt tiến độ bình quân chung của cả nước và có mức tăng cao, xếp vào nhóm các địa phương thu đạt mức trung bình khá; một số khoản thu đã hoàn thành dự toán pháp lệnh. Đây là những mặt tích cực trong công tác quản lý thu NSNN của ngành Thuế, góp phần vào mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

Thời gian qua, cơ quan thuế đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự khai, tự nộp thuế; hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về thuế. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm 2021 nói chung và công tác quản lý nợ thuế nói riêng.

Tính đến ngày 30/9/2021, tổng số tiền thuế nợ toàn Cục Thuế là 490,5 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp có số nợ lớn như: Công ty CP cơ khí lắp máy Sông Đà - Chi nhánh 1 nợ trên 40 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Ngọc Thảo Hòa Bình nợ trên 22,7 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty CP đầu tư thương mại Hưng Long (tỉnh Điện Biên) nợ trên 12,1 tỷ đồng; Công ty CP thương mại và dịch vụ An Thành nợ trên 10 tỷ đồng; Công ty CP khoáng sản Hòa Bình nợ trên 9,4 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội nợ trên 8 tỷ đồng; Công ty TNHH BMC Hòa Bình nợ hơn 5,7 tỷ đồng… Cơ quan thuế đã thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với các doanh nghiệp này, tuy nhiên, đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nộp tiền thuế nợ vào NSNN.

Theo Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Nguyễn Thị Hương Nga, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng tài chính cũng như việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế. Bên cạnh đó, một số người nộp thuế được gia hạn nộp thuế theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, ngày 19/4/ 2021 đã hết thời gian nhưng gặp khó khăn về tài chính nên chưa kịp thời nộp vào NSNN.

Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu nợ được UBND tỉnh giao, theo Phó cục trưởng Nguyễn Thị Hương Nga, công tác quản lý nợ thuế những tháng cuối năm tập trung thực hiện rà soát, phân loại đối tượng nợ thuế, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình nợ thuế theo đúng hướng dẫn tại quy trình quản lý nợ thuế; triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ để tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xóa nợ đối với các trường hợp người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN theo quy định tại Nghị quyết số 94/ 2019/QH14; hoàn thiện hồ sơ khoanh nợ đối với các trường hợp đã phân loại nợ khó thu từ ngày 1/7/2020 theo Luật Quản lý thuế. Đôn đốc kịp thời các khoản nợ đã hết thời gian gia hạn nộp thuế theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, ngày 19/4/ 2021 nộp vào NSNN.

Bên cạnh đó, tăng cường báo cáo và tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ thuế chỉ đạo các ban, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong quản lý, khai thác nguồn thu, đôn đốc và xử lý nợ thuế; kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng chính sách pháp luật để trốn thuế.

Hồng Trung


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục