Các ngân hàng có động thái khuyến mại để hút tiền gửi trở lại khi tín dụng tăng mạnh. Tuy nhiên, lãi suất hấp dẫn vẫn chưa đủ với người có tiền nhàn rỗi.
Người có tiền nhàn rỗi đang rút tiền khỏi kênh tiết kiệm. Ảnh: Hải Nguyễn
Ở 3 quý đầu năm, các ngân hàng có vẻ không quan tâm nhiều đến diễn biến này do tăng trưởng tín dụng quá thấp, hút vốn vào nhiều nhưng không cho vay ra được chỉ làm tăng thêm gánh nặng chi phí lãi. Thậm chí, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất huy động khá sâu. Bước sang tháng 11, cầu tín dụng bất ngờ hồi phục nhanh trở lại khiến các ngân hàng thương mại bắt đầu "tung chiêu” hút tiền gửi, qua việc điều chỉnh tăng biểu lãi suất với nhiều hình thức.
Đon cử bắt đầu từ đầu tháng 11, lãi suất tiết kiệm tiền gửi tại quầy của Sacombank đã tăng thêm 0,6% đối với kỳ hạn từ 2 tháng đến dưới 6 tháng và tăng 0,4% với các kỳ hạn 18 tháng, 36 tháng.
Một số ngân hàng lại điều chỉnh lãi suất ở hình thức tiền gửi trực tuyến như ABBank cộng thêm 0,4% lãi suất gửi online so với gửi tại quầy, gửi tiết kiệm trên VPBank NEO được ưu đãi nhân đôi lãi suất tháng đầu tiên. Vietcapital Bank cũng đã tăng nhẹ khoảng 0,2-0,3% lãi suất tiền gửi online so với đầu năm.
Đáng chú ý, một số ngân hàng quy mô lớn có xu hướng muốn rút ngắn tốc độ hút tiền gửi bằng cách áp dụng lãi suất cao cho số tiền gửi lớn. Như tại Techcombank cũng công bố lãi suất đặc biệt 7,1%/năm, với điều kiện tiền gửi từ 999 tỉ đồng trở lên và cam kết không được tất toán trước hạn.
Một số ngân hàng khác như LienVietPostBank có lãi suất 6,99%/năm, HDBank với 6,95%/năm, MB 6,8%... với các điều kiện riêng áp dụng cho các khoản tiền gửi giá trị lớn trên 200-300 tỉ đồng với kỳ hạn 12-13 tháng. Với khoản tiền gửi thông thường tại các ngân hàng, lãi suất kỳ hạn 12-13 tháng thường thấp hơn 1-2,5%, phổ biến là 4,85-6,8%/năm.
Cá biệt, tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cho khách hàng ưu tiên ở mức 4,4-5%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam. Nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh Vietcombank có lãi suất 12 tháng 5,5%/năm, các ngân hàng còn lại đều để lãi suất 5,6%/năm.
Dẫu vậy, một điều dễ thấy là năm nay kênh tiền gửi không còn hấp dẫn, vì lãi suất huy động xuống rất thấp. Thay vào đó, các kênh chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, sôi động. Số liệu do Ngân hàng Nhà nước mới công bố cho thấy, tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm hai tháng liên tiếp (tháng 8 và 9), trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp.
Từ tháng 3 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng "èo uột”, không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí là có nhiều tháng sụt giảm. Đây là diễn biến chưa từng thấy ở những năm trước đây. Đáng chú ý, tiền gửi của cá nhân đã giảm hai tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9. Tiền gửi này trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỉ đồng xuống còn hơn 5,291 triệu tỉ đồng. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của cá nhân cũng đã giảm gần 1.000 tỉ đồng.
Lãi suất tiền gửi thấp khiến nhiều người dân chuyển tiền sang đầu tư chứng khoán, bất động sản… Trong 10 tháng, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản được nhóm này mở trong giai đoạn 2017 - 2020 cộng lại. Riêng tháng 10, hơn 129.500 tài khoản chứng khoán do nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới, tăng gần 13% so với tháng trước.
Chính vì lẽ đó, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cũng cảnh báo rằng, trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ, thì việc thị trường chứng khoán, bất động sản "sốt nóng” là tín hiệu không tốt. Bởi vì, gốc của nền kinh tế là sản xuất kinh doanh, cho nên dòng tiền đổ vào các lĩnh vực này quá lớn sẽ làm giảm nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung.
Theo Báo Lao động
Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.
(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.
Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...
(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.