(HBĐT) - Với mục tiêu huy động nguồn lực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển sản xuất CN-TTCN, trong những năm qua, công tác khuyến công đã được quan tâm triển khai. UBND tỉnh ban hành chương trình khuyến công địa phương trong từng giai đoạn, hàng năm, bố trí kinh phí để thực hiện các đề án. Cùng với đó, từ nguồn vốn chương trình khuyến công quốc gia và vốn của các cơ sở công nghiệp, nhiều đề án khuyến công được thực hiện hiệu quả với các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến; hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ; đăng ký thương hiệu; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất; mô hình trình diễn kỹ thuật...


Từ kinh phí khuyến công, HTX 3T Farm được đầu tư dây chuyền rửa cam, giúp sản phẩm đảm bảo tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã.

Các thành viên HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) đang bước vào niên vụ cam 2021 - 2022. Lựa chọn hướng đi riêng với sản phẩm cam quả quà tặng cao cấp được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, 3T Farm dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong, ngoài tỉnh. Giám đốc HTX Vũ Thị Lệ Thủy chia sẻ: Năm nay, niềm vui lớn đến với HTX khi được tỉnh và Sở Công Thương quan tâm hỗ trợ kinh phí khuyến công lắp đặt hệ thống dây chuyền rửa cam, máy sục rửa ozon, máy chà quả, sấy khô. Đây là sự đầu tư rất thiết thực, với máy móc hiện đại, chỉ trong 1 giờ chúng tôi có thể rửa sạch từ 500 - 800 kg cam. Đặc biệt, không chỉ giảm thời gian, công sức của nhiều người mà với hệ thống máy này, quả cam được rửa sạch, sấy khô nhưng không bị mất tinh dầu trên vỏ, đảm bảo tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã, nâng cao giá trị. Được thụ hưởng từ nguồn kinh phí khuyến công đã tạo điều kiện giúp HTX phát triển SX-KD, tự tin với sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Cũng như 3T Farm, năm nay, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được thụ hưởng từ các đề án khuyến công. Trong đó phải kể đến đề án Khuyến công địa phương năm 2021, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) đã triển khai thực hiện nhóm nội dung "Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản, dược liệu” tại Công ty CP Y dược học dân tộc Hòa Bình, phường   Thái Bình và hộ kinh doanh Ngô Kim Quyền, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình). Công ty CP Y dược học dân tộc Hòa Bình đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị chế biến cây thảo dược thành sản phẩm hỗ trợ phục hồi, nâng cao sức khỏe con người; đầu tư máy sấy thăng hoa cho công đoạn chế biến sản phẩm vi chất dinh dưỡng từ nấm đông trùng hạ thảo. Đây là các máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ chế biến sản phẩm sau thu hoạch, sản xuất ra sản phẩm chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị thay vì sản xuất những sản phẩm dưới dạng chế biến thô; đáp ứng nhu cầu thị trường với sản phẩm mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn, có lợi cho sức khỏe...

Những năm qua, thông qua các chương trình, hoạt động khuyến công đã góp phần thúc đẩy sản xuất CN-TTCN và khơi dậy tiềm năng một số ngành nghề có lợi thế phát triển của tỉnh. Giai đoạn 2016-2020, từ kinh phí khuyến công đã hỗ trợ được 31 đề án với tổng số vốn 30,523 tỷ đồng; trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ 6,488 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2,457 tỷ đồng, kinh phí của các cơ sở công nghiệp 21,578 tỷ đồng. Theo đánh giá của đồng chí Bùi Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, các chương trình khuyến công đã khuyến khích được nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn định hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, mở rộng SX-KD và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. 

Bên cạnh đó, từ các chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất đã giúp các cơ sở CN-TTCN có định hướng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
Mặc dù hiệu quả mang lại được khẳng định từ thực tiễn, tuy nhiên, Sở Công Thương đánh giá, nội dung khuyến công địa phương chưa thật phong phú; chưa tạo được động lực cho CN-TTCN phát triển theo hướng CNH-HĐH. Nguyên nhân chủ yếu do kinh phí hỗ trợ thấp, chỉ từ 400 - 500 triệu đồng/năm, trong khi có nhiều doanh nghiệp đề nghị tham gia chương trình nên các đề án triển khai còn nhỏ lẻ về quy mô.

Theo đó, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành trong chỉ đạo, phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến công, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 156/KH-UBND, ngày 10/8/2021 về đẩy mạnh các hoạt động khuyến công tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Việc triển khai thực hiện kế hoạch nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên - nhiên - vật liệu; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một trong những nội dung quan trọng được UBND tỉnh chỉ đạo là: Tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công tại địa bàn theo chương trình khuyến công quốc gia và chương trình khuyến công địa phương; lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu trên địa bàn để tăng hiệu quả cho hoạt động khuyến công; huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất CN-TTCN ở khu vực nông thôn...


Bình Giang

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục