Tăng tỷ lệ nợ công để có nguồn ngân sách cho kích cầu là cần thiết, từ đó giúp phục hồi kinh tế và tạo đòn bẩy cho tăng trưởng trong thời gian tới.

Liên tiếp chịu tác động bởi 4 đợt bùng phát của đại dịch COVID-19, sự tiếp sức của chính sách thuế và lãi suất thời gian qua tuy đã phát huy tác dụng nhưng chưa đủ mạnh để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính phủ đang nghiên cứu để ban hành các gói kích cầu mạnh tay hơn, hỗ trợ tổng thể hơn để vực dậy nền kinh tế. Điều đó có nghĩa phải tăng bội chi ngân sách, tăng nợ công nên rất cần kiểm soát chi đúng mục đích và tập trung cho đầu tư phát triển.

Năm nay, Chính phủ đã ban hành nhiều gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp với tổng mức 250.000 tỷ đồng, chiếm trên 2,8% GDP. Bộ Tài chính đang tham mưu cho Chính phủ ban hành gói hỗ trợ lãi suất trong 2 năm 2022 và 2023, mỗi năm khoảng 20.000 tỷ đồng.

Nếu Chính phủ tiếp tục có các gói kích cầu mới thì mỗi năm sẽ tăng chi khoảng 100.000 tỷ đồng khiến bội chi ngân sách tăng lên 5% và phải điều chỉnh giảm ở các năm tiếp theo.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu của gói hỗ trợ mới phải là kích cầu đầu tư công, xây dựng cơ bản, an sinh xã hội và không để dòng tiền trôi vào bất động sản, chứng khoán. Do đó rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, đảm bảo hỗ trợ có trọng tâm vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng phục hồi sau khi dịch bệnh được khống chế.

Do dư địa nợ công còn lớn và chính sách hỗ trợ của Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nước trong khu vực nên việc tăng tỷ lệ nợ công để có nguồn ngân sách cho kích cầu rất cần thiết. Vì vậy, cần khẩn trương triển khai các gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, để tạo đòn bẩy cho tăng trưởng không chỉ trước mắt mà còn trong nhiều năm tới.

                                                                           Theo VTV.vn

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục