(HBĐT) - Năm 2021, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Cụ thể:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,8%; công nghiệp - xây dựng giảm 0,07%; dịch vụ tăng 3,75%; thuế sản phẩm tăng 9,9%.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.070 tỷ đồng, bằng 116% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 100% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 20.521 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 120 nghìn ha, trong đó, diện tích cây lương thực có hạt đạt 70 nghìn ha, sản lượng đạt 36 vạn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 51,5%. Có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trong tỉnh lên 65 xã (bằng 50,4% tổng số xã), trung bình 1 xã đạt 15,6 tiêu chí.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 41.260 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 1.218 triệu USD, tăng 18,02% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% so với kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 980 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% so với kế hoạch năm.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 ước đạt 44.469 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100,02% kế hoạch năm.
- Hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm có 50 dự án đầu tư trong nước được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 33.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước về số dự án đầu tư được cấp phép đầu tư tăng 7 dự án, vốn đăng ký đầu tư tăng khoảng 94,4%. Có 415 doanh nghiệp, 50 HTX và 10 tổ hợp tác đăng ký thành lập mới.
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; quyết liệt ngăn chặn, khống chế dịch bệnh, không để lây lan trên địa bàn.
- Trong năm, toàn tỉnh ước có 16.120 lao động được giải quyết việc làm, trong đó xuất khẩu lao động được 150 người. Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6,6%, giảm 2% so với năm 2020.
- Công tác cải cách hành chính tiếp tục được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả.
- Lĩnh vực QP-AN luôn được tăng cường, giữ vững.
- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tiếp tục triển khai có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế.
H.N (TH)
(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.